‘Chiến binh Sói’ - đội quân ngoại giao ‘mạnh miệng’ của Trung Quốc

Thứ năm, 14/05/2020, 15:05 PM

Các cố vấn chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang yêu cầu các nhà ngoại giao 'Chiến binh Sói' giảm bớt giọng điệu căng thẳng để tránh việc nước này bị xa lánh hơn, tờ South China Morning Post cho hay.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được cho là một nhân vật nổi bật của Chiến binh Sói.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được cho là một nhân vật nổi bật của Chiến binh Sói.

Các học giả và cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc cho rằng việc các nhà ngoại giao và truyền thông “Chiến binh soi” đang làm nhằm bảo vệ nỗ lực xử lý Covid-19 của Bắc Kinh đang phản tác dụng.

Chiến binh Sói là gì?

Chiến binh sói là một nhóm các nhà ngoại giao “mạnh miệng” tham gia vào thế giới mạng xã hội để đối đầu với những quan điểm chỉ trích Trung Quốc. Họ đang tìm cách bảo vệ việc Trung Quốc xử lý đại dịch Covid-19 và thách thức những quốc gia phê phán nước này.

Theo BBC, họ liên lục tung ra các thông điệp và bài đăng từ các đại sứ quán trên khắp thế giới. Các bài viết này thường dùng những ngôn từ “rất ít tính chất ngoại giao” khi châm biếm hoặc lên án một cách sỗ sàng chính phủ của các nước khác.

Tên Chiến binh Sói cùng tên bộ phim cực kỳ nổi tiếng, trong đó các lực lượng đặc biệt ưu tú của Trung Quốc chiến đấu chống lại đội quân lính đánh thuê Mỹ và những kẻ thất thế khác.

Tôn chỉ của nhóm các nhà ngoại giao này dường như là tấn công bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc.

Trong một bài xã luận gần đây, tờ Thời báo Hoàn cầu tuyên bố người dân "không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao mềm mỏng" và nói rằng phương Tây cảm thấy bị thách thức bởi chính sách ngoại giao "Chiến binh sói" mới của Trung Quốc.

Phản tác dụng

Tuy nhiên, một số cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc nói rằng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến sẽ chỉ đẩy thế giới ra xa khỏi Trung Quốc.

“Mục đích là xây dựng hình ảnh Trung Quốc là một nhà lãnh đạo thế giới trong việc chống khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Nhưng vấn đề là, (những nỗ lực này) đã không nhận ra sự phức tạp đang xuất hiện trên toàn cầu trong đại dịch, và bị thực hiện quá vội vàng, quá sớm và quá lớn. Do vậy, có một khoảng cách rất lớn giữa những dự định và những gì đạt được”, ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong một cuộc hội thảo trực tuyến được tổ chức trường đại học này hôm 8/5.

Bài phát biểu của Shi, người từng là cố vấn cho Quốc vụ viện Trung Quốc, đã được đăng trên một tài khoản mạng xã hội chính thức của Đại học Nhân dân Trung Quốc hôm 11/5.

Ông cũng nói rằng Trung Quốc nên thay đổi điều này càng sớm càng tốt và thay vào đó là cách tiếp cận nhiều sắc thái hơn đối với tình cảm chống Trung Quốc đang gia tăng giữa các nhà hoạch định chính sách ở Washington.

“Khi cả truyền thông chính thức và không chính thức đều áp dụng giọng điệu hung hăng khi đưa tin về Mỹ, nó không có lợi cho dư luận”, ông nói, đề nghị Bắc Kinh nên chỉ đạo một số phương tiện truyền thông chính thức có ngôn từ hòa giải hơn tấn công.

Ông cũng kêu gọi tạm dừng cuộc tranh luận về nguồn gốc của virus vì điều này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc đổ lỗi và rằng sẽ mất thời gian để tìm câu trả lời.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được cho là một nhân vật nổi bật của Chiến binh Sói. Ông này đã có một thông điệp gây tranh cãi trên Twitter khi thúc đẩy thuyết âm mưu rằng Mỹ có thể đã mang virus đến Vũ Hán.

Nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc trên khắp thế giới cũng có phương thức tương tự. Tại Paris, đặc phái viên Trung Quốc Lu Shaye đã bị Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập để giải thích các bình luận trên trang web của Đại sứ quán, tuyên bố rằng Pháp đã để công dân của mình chết vì Covid-19 trong các cơ sở chăm sóc người già.

Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã gây ra tranh cãi với một bài báo cho rằng Mỹ và thế giới đã nợ Trung Quốc một lời xin lỗi và cảm ơn vì những nỗ lực của họ để chống lại đại dịch.

Trong một cuộc hội thảo trực tuyến riêng do Đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức ngày 10/5, Zhu Feng, trưởng khoa quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, cho biết các các Chiến binh Sói đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, đồng thời kêu gọi Trung Quốc bình tĩnh và điều chỉnh chính sách đối ngoại.

Một cố vấn hàng đầu khác cũng cho rằng giọng điệu hung hăng đã tạo ra phản ứng dữ dội ở một số nước châu Âu đối với Trung Quốc khi họ đang phải chiến đấu với dịch bệnh.

“Bất kỳ sự chỉ trích trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với các hệ thống chính trị của các quốc gia khác sẽ chỉ làm trầm trọng thêm xung đột ý thức hệ”, ông Yan, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Thanh Hoa và là cố vấn của Ủy ban An ninh Quốc gia, nói.

Ông Yan dù nổi tiếng là người có quan điểm cứng rắn trong chính sách đối ngoại cũng đã không đồng tình với Chiến binh Sói - các nhà ngoại giao hiếu chiến hơn của Trung Quốc.

Bài liên quan