Chiến sự Libya: Vì sao các cường quốc 'bỏ rơi' GNA, không ngăn cản tướng Haftar hoành hành Tripoli?

Thứ bảy, 18/05/2019, 11:38 AM

Với sự bế tắc ở Libya, một sự tác động của các cường quốc nước ngoài sẽ là yếu tố quyết định ai là người chiến thắng. Nhưng cho đến lúc này, lợi thế vẫn nghiêng về tướng Haftar.

Chiến sự Libya: Vì sao các cường quốc

  Cuộc tiến công của tướng Haftar đang đón nhận những phản ứng thận trọng từ các cường quốc.
 
Cuộc chiến Tripoli đã bước sang tháng thứ hai và các cường quốc toàn cầu lẫn khu vực vẫn chưa áp dụng cách tiếp cận thống nhất nào cho cuộc xung đột. Trên thực tế, những hành động gần đây của các cường quốc cho thấy, họ sẵn sàng làm ngơ cuộc tấn công của tướng Khalifa Haftar bằng cách không tụ họp lại để phản đối.

Điều này đã đặt ra câu hỏi, phải chăng các cường quốc đang ủng hộ tướng Haftar hơn cả chính quyền ở Tripoli?

Các cường quốc án binh bất động

Vào ngày 4/4, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Haftar đã bắt đầu chiến dịch kiểm soát Tripoli từ tay Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA), vốn được quốc tế công nhận.

Giai đoạn đầu của cuộc chiến đã chứng minh rằng không có bên nào có khả năng củng cố quyền kiểm soát đối với cả Libya cũng như không tạo ra một bước đột phá dứt khoát ở Tripoli. Trên thực tế, hai bên giao tranh luôn tỏ ra thận trọng để tránh gây ra thương vong.

Với sự bế tắc ở Libya, quyết định của các cường quốc nước ngoài nhằm thúc đẩy một giải pháp trung gian hoặc đưa ra sự hỗ trợ nhất định cho một bên nào đó sẽ là yếu tố quyết định ai là người chiến thắng.

Đáng tiếc ở chỗ - mặc dù có khả năng tạo ra sự khác biệt - cộng đồng quốc tế vẫn bị chia rẽ, khi hàng loạt các gương mặt lớn không đưa ra lập trường cụ thể, một số đứng giữa ngầm ủng hộ tướng Haftar, hay có những cường quốc đang chờ đợi thời cơ trước khi lên tiếng quyết định.

Những quốc gia được cho là ủng hộ công khai tướng Haftar là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ai Cập, thậm chí có những người tin rằng còn bao gồm cả Pháp và Nga.

Chìa khóa cho cuộc chiến Tripoli

Với những diễn biến hiện tại, giới quan sát tin rằng LNA chỉ có thể giành chiến thắng và nắm giữ Tripoli bằng sự hỗ trợ trên không của Ai Cập hoặc UAE. Trong khi đó, Nga hoặc Pháp có thể sẽ gián tiếp giúp LNA bằng cách từ chối cho Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Qatar cơ hội tiếp tế và thúc đẩy sự thống nhất lực lượng GNA.

Một phần trong những điều kiện chiến thắng của LNA đã ra đời. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức một phiên họp khẩn cấp về Libya vào ngày 10/5 mà không có nghị quyết nào có ý nghĩa.

Đây là một sự thừa nhận ngầm rằng, do có sự ngăn chặn nghị quyết của Nga và Mỹ trước đây, Liên Hợp Quốc sẽ không thể phân biệt được đâu là bên "xâm lược" đâu là bên "bảo vệ" trong cuộc xung đột và cộng đồng quốc tế chỉ có thể đưa ra là tiến trình chính trị được thúc đẩy bởi Phái bộ Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Libya, mà không thể trừng phạt một trong hai bên.

Châu Âu lạnh nhạt với GNA

Chiến sự Libya: Vì sao các cường quốc bỏ rơi GNA, không ngăn cản tướng Haftar hoành hành Tripoli? - Ảnh 2.

Thủ tướng GNA Fayez al-Sarraj không đạt được mục đích trong chuyến công du châu Âu.

Tuần trước, Thủ tướng Fayez al-Sarraj của chính quyền GNA đã thực hiện một chuyến công du tại Đức, Pháp, Italia và Anh, tìm kiếm sự lên án công khai về chiến dịch của LNA đối với Tripoli và loại trừ tướng Haftar ra khỏi các tiến trình chính trị trong tương lai.

Đây là những yêu cầu táo bạo và dường như Thủ tướng Fayez al-Sarraj đã không đưa ra được cái giá tốt để đạt được mục đích.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bác bỏ lập trường của Sarraj và yêu cầu ông quay trở lại các điều khoản do Hiệp định Abu Dhabi khởi xướng - một thỏa thuận chính trị được tướng Haftar tán thành, kêu gọi bầu cử tổng thống và quốc hội vào cuối năm.

Bằng cách không ủng hộ một cách rõ ràng các yêu cầu của ông Sarraj, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các quốc gia châu Âu dường như sẵn sàng làm ngơ cho hành động quân sự của tướng Haftar. Do đó – GNA - một sản phẩm trực tiếp của cộng đồng quốc tế, giờ đây đang bị bỏ rơi.

Đây không thực sự là một sự thay đổi chính sách, mà xuất phát từ "quy trình" tắc trách của các cường quốc.

Khi tướng Haftar vi phạm các thỏa thuận nhỏ trong quá khứ, đã không có sự trừng phạt nào từ Mỹ, Anh, Đức. Do đó, khi sự gây hấn của nhân vật này tăng lên, các cường quốc lớn đã bị mắc kẹt bởi quán tính chính sách có từ trước của họ.

Theo đến cùng

Một nghiên cứu về xung đột ở Trung Đông cho thấy các cường quốc bên ngoài một khi bước vào hậu thuẫn cho một phe nhóm nào đó thường sẽ cảm thấy rằng họ bị phụ thuộc cho đến cùng.

Ví dụ rõ ràng nhất là Syria. Tổng thống Bashar al-Assad hiểu rằng Nga sẽ không thể "từ bỏ" ông, bởi một hành động như vậy sẽ đồng nghĩa với sự sụp đổ của chính quyền Syria và do đó làm tổn hại đến ảnh hưởng của Nga ở Syria, cũng như khu vực.

Một động lực tương tự đang tồn tại ở Libya trong thời điểm hiện tại. UAE, Saudi và Ai Cập đã tuyên bố rõ ràng rằng mục tiêu của họ là loại bỏ nhóm khủng bố Anh em Hồi giáo ở Libya như một phần trong nỗ lực thanh trừng hoàn toàn khỏi Bắc Phi.

Những cường quốc này có thể không đồng ý với thời gian và chiến thuật tấn công của tướng Haftar nhưng họ vẫn phải miễn cưỡng đi theo.

Một thất bại quyết định đối với LNA tại cửa ngõ Tripoli và sự sụp đổ ảnh hưởng của tướng Haftar ở Libya, sẽ đồng nghĩa với sự hồi sinh của khủng bố, sự tham gia của các thế lực đối thủ bên ngoài mà các quốc gia này không hề mong muốn.

 

Trung Quốc dồn dập điều 'sát thủ tàu sân bay' áp sát biên giới Ấn Độ: Sắp có biến lớn?

Tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Doklam năm 2017 đã lắng xuống nhưng Bắc Kinh vẫn không ngừng tăng cường các khả năng quốc phòng ở khu vực biên giới giữa hai nước.

 

Trung Quốc đưa tàu sân bay thứ hai vào biên chế?

Một năm đã trôi qua kể từ khi tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, nhưng là tàu đầu tiên tự chế tạo, Type 001A, tiến hành cuộc đi biển thử nghiệm đầu tiên. Các nhà phân tích nói đã đến lúc tàu này chuẩn bị bước vào gia đoạn chính thức hoạt động trong hải quân Trung Quốc.

 

Sự khác biệt giữa tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình

Quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo gần như không đổi sau khi phóng, còn tên lửa hành trình có thể đổi hướng để tiếp cận mục tiêu.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chien-su-libya-vi-sao-chinh-quyen-gna-bi-bo-roi-khong-ai-ngan-can-tuong-haftar-tien-cong-a434234.html