Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải là điều tồi tệ?

Thứ ba, 10/09/2019, 09:09 AM

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể không phải là điều tồi tệ như mọi người đang nghĩ nếu nó dẫn đến việc tiếp cận thị trường công bằng hơn trên toàn thế giới, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar cho hay.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ dẫn đến việc tiếp cận thị trường công bằng hơn trên toàn thế giới?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ dẫn đến việc tiếp cận thị trường công bằng hơn trên toàn thế giới?

Tờ Channel News Asia ngày 10/9 cho biết, trả lời phỏng vấn trong chương trình CNA’s In Conversation về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar lưu ý rằng đất nước của ông cũng có xích mích với Trung Quốc, liên quan đến việc tiếp cận thị trường.

“Chúng tôi có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Nó (thâm hụt với Trung Quốc) chiếm hơn 50% thâm hụt thương mại của (Ấn Độ)", ông nói.

Tổng thương mại song phương Ấn Độ - Trung Quốc năm 2017 là khoảng 84 tỷ USD, nhưng phần lớn trong đó là hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ.

Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, con số này đặt ra câu hỏi liệu thâm hụt thương mại có phản ánh khả năng cạnh tranh hay liệu thâm hụt thương mại có phải là hậu quả của việc thiếu tiếp cận thị trường công bằng hay không. Trong trường hợp của Ấn Độ, Ấn Độ có ngành công nghiệp dược phẩm lớn, có ngành công nghệ thông tin lớn. Họ thành công trên toàn cầu, nhưng có rất ít hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Do vậy, ông cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể không phải là điều tồi tệ như mọi người đang nghĩ nếu nó dẫn đến việc tiếp cận thị trường công bằng hơn trên toàn thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về các thực hành thương mại không công bằng. Ông muốn thị trường Trung Quốc trở nên thân thiện hơn với các doanh nghiệp Mỹ.

Thủ tướng Narendra Modi bổ nhiệm ông Jaishankar làm Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 5/2019. Ông Jaishankar được biết đến là một nhà đàm phán sắc sảo và cực kỳ dày dạn kinh nghiệm khi từng đảm nhiệm hai vị trí ngoại giao quan trọng hàng đầu gồm Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc và sau đó là Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ.

Mặc dù Jaishankar thừa nhận rằng Ấn Độ cũng gặp khó khăn về thương mại với Mỹ khi Tổng thống Trump trước đó gọi Ấn Độ là “vua thuế quan” nhưng mối quan hệ Ấn Độ - Mỹ đã "ấm" lên đáng kể trong các lĩnh vực khác gần đây, đặc biệt là về an ninh.

Tháng 4/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 24 máy bay trực thăng đa nhiệm Sikorsky MH-60R cho Ấn Độ với giá ước tính 2,6 tỷ USD và gọi Ấn Độ là một “đối tác phòng thủ lớn”. 

Khi được hỏi liệu Mỹ có đang cố gắng đưa Ấn Độ vào một phần của chính sách kiềm chế Trung Quốc hay không, ông Jaishankar đã bác bỏ mạnh mẽ điều này.

Ông cũng phản đối quan điểm rằng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Trump là một khía cạnh khác trong nỗ lực của Washington nhằm kiểm soát Trung Quốc đang trỗi dậy.

Năm ngoái, Mỹ đã đổi tên Bộ chỉ huy quân sự lâu đời nhất và lớn nhất của mình - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương  thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương. Một số nhà quan sát quân sự cho rằng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương được cho là đóng vai trò đối trọng với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ấn Độ nói rằng ý tưởng Ấn Độ - Thái Bình Dương đã tồn tại trước Thế chiến II, và thực tế là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sử dụng nó một cách rõ ràng trong một bài phát biểu trước quốc hội Ấn Độ 15 năm trước.

 

Tweet của ông Trump chính thức thành chỉ số đo lường kinh tế

Riêng cái tên chỉ số đo lường tweet của Tổng thống Mỹ cũng là một điều đặc biệt.

 

Nhà xưởng Trung Quốc bị bỏ không vì chiến tranh thương mại

Thuế nhập khẩu của Mỹ buộc nhiều thương hiệu lớn chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, khiến nhiều nhà máy tại đây lao đao.

 

TT Trump hối tiếc về chiến tranh thương mại với Trung Quốc? - Vì đã không tăng thuế cao hơn

Gần đây, truyền thông đưa tin Tổng thống Mỹ Trump đang hối tiếc về chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhà Trắng ngày 25/8 khẳng định, hối tiếc duy nhất của ông là không tăng thuế cao hơn.