Chính phủ báo cáo gì với Quốc hội về số tiền hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng của EVN

Thứ tư, 22/05/2019, 05:20 AM

Tại báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Công Thương thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thông tin cụ thể số tiền hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

chinh-phu-bao-cao-gi-voi-quoc-hoi-ve-so-tien-hon-42000-ty-dong-gui-ngan-hang-cua-evn
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thông tin cụ thể số tiền hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Ngày 21/5, tại văn bản số 229/BC-CP của Chính phủ báo cáo gửi Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cung cấp một số nội dung liên quan đến việc điều hành giá điện, thông tin về số tiền hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo văn bản trên, về thông tin cho rằng giá điện “gánh” các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 về phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN, các khoản đầu tư ngoài ngành cơ bản đã được EVN thoái hết vốn nên không có các khoản lỗ đầu tư ngoài ngành.

Cụ thể, EVN đã thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh điện với tổng giá trị là 2.214 tỷ đồng, tổng giá trị vốn thu về 2.341 tỷ đồng, thặng dư vốn 127 tỷ đồng. Riêng khoản vốn đầu tư còn lại 7,5% vốn điều lệ, tương ứng 187,5 tỷ đồng tại Công ty CP Tài chính Điện lực đang kinh doanh có lợi nhuận và trả cổ tức hàng năm sẽ được EVN thoái vốn trong năm 2019.

Các khoản chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán và không bao gồm các khoản chi phí đầu tư ra ngoài ngành của EVN. 

Liên quan đến thông tin số dư tiền gửi ngân hàng của EVN và quản lý dòng tiền của EVN tại thời điểm 30/6/2018, Bộ Công Thương cho hay, số dư này là 42.798 tỷ đồng, gồm tổng số tiền gửi ngân hàng tại 253 đơn vị thành viên cấp 2 và cấp 3 để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng.

Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên với số dư tiền gửi trên mới giúp cho EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mỗi đơn vị phải duy trì một số dư tiền gửi phục vụ công việc thường xuyên và xử lý đột xuất.

Ngoài ra, trong lĩnh vực đầu tư, EVN có số dư nợ vay rất lớn, vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao, đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn.

Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng 2018 của EVN cho thấy, trong kỳ, Doanh thu hoạt động tài chính của Tập đoàn này ở mức 2,431 nghìn tỉ, so với số thu cùng kỳ năm trước là 3,663 nghìn tỉ đồng; trong khi đó, Chi phí tài chính mà EVN phải chi ra là 11,901 tỉ đồng, cùng kỳ năm trước là 10,585 tỉ đồng.

EVN đang vay nợ khoảng 374,825 nghìn tỉ đồng dài hạn và hơn 22 nghìn tỉ đồng ngắn hạn. Như vậy, lỗ thuần từ hoạt động tài chính của EVN là rất lớn (6 tháng đầu năm 2018 âm 9,470 nghìn tỉ, cùng kỳ 2017 âm 6,922 nghìn tỉ).

Cuối năm 2017, EVN đã từng bị Thanh tra Bộ Tài chính kết luận là hạch toán sai gần 2.000 tỉ đồng nhưng tăng giá điện để bù lỗ.

Ngoài ra, EVN đã không tuân thủ quy định của Chính phủ tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: Theo quy định tại Điều 18, DNNN phải công bố BCTC năm không muộn hơn ngày 31 tháng 5 của năm liền sau năm báo cáo. Tuy nhiên, đến nay, EVN vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2017 trên website của mình và trên website về công bố thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng không có dữ liệu này.

Mặc dù EVN không hoàn toàn chấp hành theo đúng quy định tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, việc EVN đã thực hiện công khai một phần thông tin tài chính, tình hình hoạt động (như đã được khai thác tại bài viết này) là rất đáng hoan nghênh; bước đầu tạo ra cơ sở hữu hiệu để người dân, công luận giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp, tránh các gian lận, sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí các nguồn lực, tạo sức ép và động lực phát triển cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế.

 

Tăng giá điện: Vì sao Bộ Công Thương muốn xử lý cá nhân cố tình xuyên tạc?

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT-TT chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí phản ánh chính xác, khách quan không đưa các thông tin trái chiều về giá điện.

 

'Người anh em' The Zei liệu có vướng lùm xùm giống Mon City?

Được giới thiệu là thành phố thẳng đứng trong tương lai, dự án vừa mới được mở bán The Zei của Hd Mon liệu có chiếm được lòng tin của khách hàng sau nhiều tai tiếng từ người anh em đi trước là Mon City.

 

Đại biểu Quốc hội đề nghị minh bạch cách tính giá điện

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanhmột số đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá, báo cáo minh bạch cách tính giá điện, thời điểm tăng giá điện.