Thứ sáu, 02/03/2018, 07:47 AM
  • Click để copy

Cho buýt thường đi vào làn BRT: ‘Xin đừng nhắm mắt đánh cược mạng người dân’

Không chỉ nhen nhóm ý tưởng cho xe thường chạy chung làn với BRT từ 23h-4h mà Hà Nội đang ấp ủ ý định cho xe buýt thường chạy chung làn với BRT dù quy định đón khách bên phải.

cho-buyt-thuong-di-vao-lan-brt-xin-dung-nham-mat-danh-cuoc-mang-nguoi-dan
Trong những giờ cao điểm hàng loạt phương tiện đã ken kín đường dành riêng cho BRT.

Cho buýt thường chạy vào làn BRT bị phản đối

Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, ngoài việc đề xuất mở làn BRT trong thời gian 23h-4h thì đơn vị này còn có ý thưởng cho xe buýt thường chạy chung làn với BRT theo gợi ý của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bị đông đảo người dân và giới chuyên gia phản đối bởi sự bất hợp lý.

Một số người dân chia sẻ: “Xe buýt thường đón khách bên phải, BRT đón khách bên trái nếu buýt thường chạy chung làn với BRT có nghĩa buýt thường sẽ phải đi theo hình zích zắc. Cứ đến điểm đón khách là tạt sang lề phải, đón xong khách tạt sang lề trái… như thế hỏi có an toàn cho người dân đi trên đường?”

Chị Hạnh một người dân khác bức xúc: “Bình thường buýt thường chạy đã ẩu nay còn định chạy cắt mặt như vậy sẽ tạo ra xung đột giao thông. Hơn nữa vào những giờ cao điểm đường ùn tắc thì việc xe buýt chạy như thế lại càng làm rối giao thông. Hãy ra đường Tố Hữu vào lúc 8h sáng sẽ thấy có ổn không. Xin đừng tô vẽ ra nữa".

cho-buyt-thuong-di-vao-lan-brt-xin-dung-nham-mat-danh-cuoc-mang-nguoi-dan
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam khẳng định: BRT vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Tần xuất chạy quá thấp, đường xá chật chội mà phải dành 1/3 cho BRT gây ra lãng phí, bất hợp lý.

Theo ông Thanh, việc đưa ra giờ 23h-4h để mở làn là  không phù hợp bởi thời điểm trên không có đông phương tiện, không giải quyết ùn tắc.

Với ý định cho xe buýt thường chạy chung làn BRT, ông Thanh cho rằng phải đánh giá lại bởi  xe buýt thường mở cửa bên phải, buýt nhanh mở cửa bên trái. Chạy như thế khiến buýt thường cứ phải lượn ra lượn vô là không an toàn.

Cứ ùn tắc là kéo vào làn BRT

Ghi nhận của PV cho thấy: Trên tuyến đường Tố Hữu, Láng Hạ, Giảng Võ ngay từ những ngày đầu làn đường dành riêng cho BRT đã bị các phương tiện thường “lấn chiếm”.

Sở dĩ có chuyện như vậy là do các tuyến đường này vốn nhỏ hẹp lại luôn đông đúc phương tiện nên khi có làn đường dành riêng cho BRT giao thông trên tuyến đường này vốn ùn tắc càng bị ùn tắc.

cho-buyt-thuong-di-vao-lan-brt-xin-dung-nham-mat-danh-cuoc-mang-nguoi-dan
Phương tiện rồng rắn nối đuôi nhau lấn làn BRT.

Không riêng gì trong giờ cao điểm mà trong những giờ thường cảnh các phương tiện ô tô, xe máy chen chúc nhau luôn xảy ra. Trước cảnh một bên đường thì ùn ứ, một bên làn dành cho BRT thì thông thoáng nhiều phương tiện đã “liều mình” chạy vào làn BRT để đi cho nhanh dù đã có biển cấm.

Trong giờ cao điểm ngày 28/2, ghi nhận của PV cho thấy: Trên làn đường buýt nhanh BRT dọc từ chiều Tố Hữu - Lê Văn Lương luôn ken kín các phương tiện. Những chiếc xe buýt nhanh BRT lưu thông bóp còi inh ỏi, nhưng vẫn phải dừng lại để cho các phương tiện khác di chuyển. Thậm chí, CSGT vào giờ cao điểm cũng phải “chấp nhận” phân luồng cho các phương tiện lưu thông vào làn đường buýt nhanh để tránh ùn ứ.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết: Trung tâm đã nghiên cứu tổ chức giao thông trước và sau nút đều có điểm mở, ngoài vạch liền, xe buýt thường chỉ được ra vào ở các nút giao thông đó chứ không phải chạy dọc hành trình mà chỉ rất ngắn.

“BRT và buýt thường được ưu tiên qua các nút giao thông nhanh nhất có nghĩa là ủng hộ vận tải công công được ưu tiên tối đa. Buýt thường là những tuyến buýt gom, dịch vụ tốt, chạy nhanh thì khách gom sẽ tăng và từ đó kéo theo khách đi buýt BRT đông”, ông Hải cho biết.

Cũng theo ông Hải, nhiều nước cũng đã cho buýt thường và buýt nhanh đi chung, cho 1 làn ưu tiên riêng cho phương tiện công cộng đi trước qua các nút, nếu được thành phố Hà Nội thông qua, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị sẽ  triển khai luôn nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Ngày 31/12, UBND TP Hà Nội khai trương tuyến buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa, quãng đường khoảng 14,7 km. Dọc tuyến buýt có 21 nhà chờ, 10 cầu vượt cho người đi bộ ra giữa đường đón xe.

Giai đoạn đầu, 24 xe buýt được đưa vào vận hành, trong đó ngày thường 20 xe, chủ nhật 14 xe, 4 xe dự phòng. Ngày thường, xe buýt hoạt động với tần suất từ 5 đến 15 phút một lượt, chủ nhật từ 7 đến 15 phút một lượt. Thời gian xe mở cửa đón khách từ 5h đến 22h. Giá vé mỗi lượt là 7.000 đồng, sử dụng loại vé như xe buýt thông thường.

Tại phiên làm việc của tập thể lãnh đạo UBND thành phố sáng 28/4, Chủ tịch Hà Nội cho rằng lượng khách cao nhất của buýt nhanh chưa đạt 48 người mỗi lượt trong khi sử dụng làn đường riêng là chưa hợp lý. “Sở Giao thông cần nghiên cứu, làm việc với Tổng công ty Vận tải để trước mắt thí điểm 6 tháng việc cho các loại xe buýt khác đi vào làn BRT, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm một số phương tiện”, ông Chung chỉ đạo.

 

Giá vé xe buýt nhanh bao nhiêu tiền

Giá vé xe buýt nhanh bao nhiêu tiền. Xe buýt nhanh BRT là một trong những dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội dự kiến được đưa vào vận hành từ giữa tháng 12/2016.

 

Sở GTVT Hà Nội đề xuất cho các phương tiện khác đi vào làn BRT

Mới đây, Sở GTVT Hài Nội đã đưa ra đề xuất cho các phương tiện khác được sử dụng chung làn đường buýt nhanh BRT trong một số khung giờ nhất định.