Chuyện điện, xăng tăng giá: Doanh nghiệp nhà nước lấy mục tiêu lợi nhuận là số 1?

Thứ bảy, 04/05/2019, 11:41 AM

Liên quan câu chuyện điện, xăng tăng giá vừa qua theo giải thích cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp xăng dầu, EVN không lỗ.

điện xăng tăng giá doanh nghiệp nhà nước vì lợi nhuận
Liên quan câu chuyện điện, xăng tăng giá vừa qua theo giải thích cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp xăng dầu, EVN không lỗ. Ảnh minh họa

Lý giải về việc tăng giá điện, Bộ Công thương cho biết, Thủ tướng đã đồng ý về mặt chủ trương tăng giá điện, với mức tăng 8,36%, dự kiến áp dụng vào nửa cuối tháng 3/2019. 

Theo đó từ ngày 20/3, sau hơn 2 năm giữ ổn định, với mức tăng dự kiến là 8,36%, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng lên 1.864,49 đồng/kWh. 

Trước đó, Bộ Công thương đã phải nhiều lần xin điều chỉnh tăng giá điện khi những áp lực về tăng giá nguyên liệu, các chi phí đầu vào sản xuất, phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng mạnh trong thời gian qua.

Theo tính toán của EVN, nếu áp dụng giá như đề xuất, các nhà máy điện phải chi thêm khoảng 1.498,06 tỉ đồng để mua than. Trong đó với than trộn mua từ TKV tăng 1.062,89 tỉ đồng và của Tổng công ty Đông Bắc tăng 435,17 tỉ đồng. Chưa kể, trong năm 2018 giá than cũng được điều chỉnh tăng thêm 5% khiến ngành điện tăng thêm chi phí hơn 4.000 tỉ đồng.

Tại buổi họp điều hành giá cả vào tháng 9-2018, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, tổng chi phí phát sinh vào năm 2018 trong cơ cấu tính giá điện là khoảng 5.483 tỉ đồng.

Cụ thể, phát sinh khoản chênh lệch tỉ giá theo hợp đồng mua bán điện các nhà máy điện năm 2017 khoảng 3.071 tỉ đồng, chi phí tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khoảng 502 tỉ đồng và dự kiến giá khí trong bao tiêu thực hiện theo thị trường tăng thêm khoảng 1.910 tỉ đồng. Tương tự với các khoản này, chi phí năm 2019 tăng lên tới 15.252 tỉ đồng.

Chưa kể, còn khoản chênh lệch tỉ giá theo hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện còn treo của năm 2015 dự kiến phân bổ cho năm 2019 khoảng 734 tỉ đồng. Như vậy, tổng chi phí tăng thêm của EVN trong năm 2019 dự kiến khoảng 20.735 tỉ đồng.

Do đó, để đảm bảo EVN kinh doanh có lãi, tăng cường tiềm lực tài chính đầu tư vào phát điện, Bộ Công thương cho biết đã xây dựng kịch bản điều hành giá bán lẻ năm 2019 theo đúng quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Cũng tăng mạnh trong thời gian qua là giá xăng. Tính kỳ điều hành gần nhất 2/5, mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng giá lần thứ ba liên tiếp với mức tăng gần 4.000 đồng/lít. Nếu tính cả kỳ điều hành tăng giá đầu tháng 3 thì chỉ trong vòng hơn hai tháng, giá xăng dầu tăng gần 5000đồng/lít.

Nói về tác động giá xăng với doanh nghiệp vận tải, ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Hà Nội) nói, việc xăng và điện tăng giá khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, đẩy nhiều doanh nghiệp đến bờ vực.

Ông Thanh phân tích, giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng 30 - 35% trong giá thành vận tải, giá thành tăng cao, giá cước không kịp tăng, nên rất khó khăn cho doanh nghiệp vận tải. Không phải giá xăng tăng là giá cước có thể tăng được. Không thể tùy tiện điều chỉnh giá. Đối với vận tải hàng hóa, vận tải hành khách nếu tăng phí sẽ mất khách ngay.

Theo ông Thanh, doanh nghiệp phải theo thị trường và chắc chắn phải điều chỉnh giá. 

Trong khi đó liên quan việc xăng tăng giá, ngoài yếu tố giá xăng dầu thế giới tăng theo các chuyên gia việc giá xăng đang phải chịu quá nhiều phí, thuế cũng khiến xăng khó giảm.

Hiện trong giá 1 lít xăng có đến gần 30% là tiền thuế, phí. Khi giá tăng mạnh, rất cần tính toán hài hòa lợi ích, trong đó quỹ bình ổn và việc tăng giá đều sử dụng nguồn lực người dân. Do đó, cần tính đến sự chia sẻ của Chính phủ qua thuế, phí khi sửa nghị định 83.

Mặt khác, để công bằng với các ngành kinh doanh khác, cùng với điều hành sát diễn biến thị trường, Nhà nước cần sớm bỏ mức lợi nhuận định mức xăng dầu. Với cơ chế thị trường, không thể tồn tại chính sách bán 1 lít xăng dầu là đương nhiên lãi 300 đồng được.

Xăng dầu và điện là những mặt hàng thiết yếu, đã tăng giá rất nhiều lần và sẽ còn tăng nữa, thực tế cho thấy tăng mức nào thì người dân cũng phải chịu nhưng vấn đề là phải công khai, minh bạch. Một lượng không nhỏ điện và xăng dầu được làm ra từ tài nguyên quốc gia, vốn đầu tư xây dựng nhà máy ban đầu cũng là từ tiền thuế của dân. Vậy nếu chỉ vì mục tiêu doanh nghiệp xăng dầu có lãi để tăng giá ảnh hưởng sinh hoạt, đời sống người dân vậy nên giải tán để tư nhân đầu tư.

 

Nợ xấu ngân hàng chớ vội lạc quan

Dù không còn là điểm nóng của mùa đại hội cổ đông 2019 nhưng nếu nỡ xấu của các ngân hàng vẫn còn những lo ngại khi số lượng nợ khó thu hồi có thể tăng.

 

Hóa đơn tiền điện tăng mạnh: EVN đổ do thời tiết

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục giữ quan điểm cho rằng, nếu người dân vẫn dùng lượng điện tương tự như trước thì điện chỉ tăng hơn 8,3%.

 

Được tỷ phú Trần Bá Dương 'cứu' bầu Đức vẫn chưa thoát khỏi khó khăn

Kết thúc quý 1/2019 lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã cổ phiếu HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chỉ lãi 22 tỷ đồng.