Chuyên gia chỉ cách ứng dụng Y học cổ truyền phòng chống dịch bệnh do virus

Thứ hai, 30/03/2020, 12:50 PM

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus” giải đáp cách phòng chống bệnh do virus, đưa ra thảo dược quý xung quanh chúng ta giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra.

Báo điện tử Sức Khỏe Cộng Đồng tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus”.

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus” giải đáp cách phòng chống bệnh do virus, đưa ra thảo dược quý xung quanh chúng ta giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra.

Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus” giải đáp cách phòng chống bệnh do virus, đưa ra thảo dược quý xung quanh chúng ta giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra.

Ngày 17/3, Bộ Y tế đã ra Công văn 1306/BYT-YDCT của Bộ Y tế chỉ rõ: Trong công văn Bộ Y tế yêu cầu cần lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 ban hành kèm theo công văn này tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh YHCT; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2; đánh giá kết quả sử dụng thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-Cov-2 (nếu có).

Đây là một thông tin đáng chú ý trong bối cảnh chưa có thuốc chữa bệnh COVID-19. Cũng cần biết rằng, cách đây 3 năm, trong một nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã chỉ ra rằng, có rất nhiều thảo dược xung quanh cuộc sống của chúng ta không chỉ giúp phòng, tránh các bệnh do virus gây ra mà còn có thể chữa được một số bệnh. Cũng trong một công trình nghiên cứu của vị giáo sư Zhang Chenyu tại đại học Nam Kinh, Trung Quốc có chỉ ra một số thảo dược quen thuộc với chúng ta có khả năng loại bỏ các virus cúm.

Nhằm làm rõ hơn công văn của Bộ Y tế về việc phòng chống Covid 19 bằng y học cổ truyền. Đồng thời hướng dẫn cho người dân những kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết, có thể áp dụng ngay. Chiều ngày 30/3, Báo điện tử Sức Khỏe Cộng Đồng ổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus”. Chương trình bắt đầu diễn ra lúc 14h00 đến 16h00 ngày 30/03/2020 có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền.

Các chuyên gia nổi tiếng về y học và y học cổ truyền đã có mặt tại tòa soạn:

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam).

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam).

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam). PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh là chủ nhiệm và tham gia 2 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 3 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và hơn 20 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về y khoa; là tác giả của hơn 100 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học trong nước, 30 bài báo khoa học xuất bản trên tạp chí quốc tế.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời là chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời là chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời là chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường, từng được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam với gần 400 năm.

PGS.TS. Hồ Bá Do giảng viên cao cấp Học viện Quân Y. Hiện nay, ông đang là Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam – Phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng Việt Nam.

PGS.TS. Hồ Bá Do giảng viên cao cấp Học viện Quân Y. Hiện nay, ông đang là Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam – Phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng Việt Nam.

PGS.TS. Hồ Bá Do giảng viên cao cấp Học viện Quân Y. Hiện nay, Ông đang là Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam – Phó viện trưởng Viện thực phẩm chức năng Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Giám đốc Trung tâm hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính – Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam.

Ông công tác và làm việc trong ngành Y hơn 40 năm, cụ thể tại bệnh viện Quân đội Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền về sức khỏe con người. Trong quá trình làm việc ông đã được tiếp xúc với hàng nghìn trường hợp bệnh liên quan đến sức khỏe khác nhau, làm những công trình nghiên cứu xung quanh các căn bệnh và thuốc uống hỗ trợ, điều trị.

- Buổi tọa đàm trực tuyến bắt đầu lúc 14h, ngày 30/03/2020.

- Chương trình giao lưu, giải đáp câu hỏi trực tuyến sẽ tiếp diễn ngày sau đó, vào lúc 14h45.

Độc giả có thể theo dõi trực tuyến: baosuckhoecongdong.vn

Bạn đọc đặt câu hỏi cho các chuyên gia qua địa chỉ Email: [email protected]

NỘI DUNG GIAO LƯU:

Bạn đọc Thu Hà - Hà Nội:

Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, tránh dịch bệnh do virus” là sử dụng thuốc từ thảo mộc để điều trị bệnh, cách hiểu như vậy đúng không thưa bác sĩ?

PGS.TS. Hồ Bá Do - Phó chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam:

Nói vậy là chưa đúng, YHCT là phương pháp hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính, chữa được các bệnh mạn tính và cấp tính.Trước khi có Tây y (200 năm nay) thì YHCT đã có hàng nghìn năm, từ khi có mặt của con nguời ở mỗi Quốc gia. Như vậy, YHCT đã có ở VIệt Nam 4000 năm nên càng không thể nói YHCT không điều trị được các bệnh mạn tính.

Hiện nay ở Vũ Hán và trên Thế giới, số lượng người dân sử dụng YHCT từ 70-80%, thuốc Đông y, thực phẩm chức năng là những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (cây thuốc: Lá hoa, quả, củ, cành, rễ…) và nguồn gốc từ động vật, khoáng vật.

Tây Y chỉ có hóa chất tổng hợp nên tác dụng phụ không mong muốn ở Tây y hoặc Đông y đều có nhưng tỷ lệ gặp với Tây y nhiều hơn YHCT vì các sản phẩm YHCT xuất phát từ thiên nhiên, hữu cơ, dùng lâu dài, rất ít có tác dụng phụ.Các thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị bệnh do Virus đường hô hấp nói chung và do dịch Covid-19 nói riêng là điều hết sức cầng thiết vì bệnh này hiện nay chưa có thuốc kháng điều trị virus đặc hiệu. Cũng còn lâu mới có vacxin phòng bệnh. Hầu hết bệnh tật của con người mắc nhẹ hay mắc nặng quyết định bởi sự chống dỡ cơ quan miễn dịch của cơ theetr. (sức đề kháng, sức chống đỡ của cơ thể).

Trong khi đó phương pháp YHCT đối với các tác nhân do virus đường hô hấp (ôn bệnh, ôn dịch) luôn đề cập tác động nâng cao sức đề kháng của cơ thể ( chính khí) chính khí mạnh, tà khí (vi khuẩn, virus) không nhập được

Bạn đọc Huyền Thanh - Hà Nội:

Dịch bệnh do virus tôi thấy chủ yếu là bệnh cúm, nhất là miền Bắc lúc giao mùa, TS có thể chia sẻ thảo dược trị bệnh cúm?

TS - Lương y Phùng Tuấn Giang - Chú tịch Việt Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam:

- Theo y học cổ truyền, các bệnh cúm do virus gây ra được gọi là cúm phong nhiệt. Thường có các biểu hiện sốt, sợ gió, không sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, nặng đầu, miệng khô, mũi khô, ho ra đờm, có thể chảy máu cam, rêu vàng, mạch phù sắc. Pháp điều trị là Tân lương giải biểu, phát tán phong nhiệt.

Các phương thuốc thường dùng như sau:

+ Tang cúc ẩm: Tang diệp, Cúc hoa, Liên kiều, Bạc hà, Hạnh nhân, Cát cánh, Lô Căn, Bạc hà, Cam thảo

+Ma hạnh thạch cam thang: Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo

+Ngân kiều tán: Kim ngân hoa, Liên kiều, Bạc hà, Cát cánh, Trúc diệp, Đạm đậu xị, Kinh giới tuệ, Ngưu bàng tử, Cam thảo

+Việt tỳ thang: Ma hoàng, Thạch cao, chích Cam thảo, Đại táo, Sinh khương

+ Giải cơ thang: Quế chi, Bạch thược, Ma hoàng, Cát căn, Cam thảo, Đại táo, Sinh khương

Tùy theo bệnh nhân cụ thể mà lựa chọn bài thuốc, đưa ra liều lượng và gia giảm sao cho phù hợp

Bạn đọc Trần Khánh - Hòa Bình:

Y Học Cổ Truyền là phương pháp hiệu quả để chữa trị các bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm bằng Tây y. Vậy phải chăng điều trị dịch bệnh do vius gây ra không phải thế mạnh của y học cổ truyền?

PGS. TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam:

Nói vậy là chưa đúng, YHCT là phương pháp hỗ trợ điều trị hoặc điều trị các bệnh cấp tính và mạn tính, chữa được các bệnh mạn tính và cấp tính.

Trước khi có Tây y (200 năm nay) thì YHCT đã có hàng nghìn năm, từ khi có mặt của con nguời ở mỗi Quốc gia. Như vậy, YHCT đã có ở Việt Nam 4000 năm nên càng không thể nói YHCT không điều trị được các bệnh mạn tính.

Hiện nay ở Vũ Hán và trên Thế giới, số lượng người dân sử dụng YHCT từ 70-80%, thuốc Đông y, thực phẩm chức năng là những sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (cây thuốc: Lá hoa, quả, củ, cành, rễ…) và nguồn gốc từ động vật, khoáng vật.

Tây Y chỉ có hóa chất tổng hợp nên tác dụng phụ không mong muốn ở Tây y hoặc Đông y đều có nhưng tỷ lệ gặp với Tây y nhiều hơn YHCT vì các sản phẩm YHCT xuất phát từ thiên nhiên, hữu cơ, dùng lâu dài, rất ít có tác dụng phụ.

Các thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT hỗ trợ điều trị bệnh do Virus đường hô hấp nói chung và do dịch Covid-19 nói riêng là điều hết sức cần thiết vì bệnh này hiện nay chưa có thuốc kháng điều trị virus đặc hiệu. Cũng còn lâu mới có vac-xin phòng bệnh. Hầu hết bệnh tật của con người mắc nhẹ hay mắc nặng quyết định bởi sự chống dỡ cơ quan miễn dịch của cơ thể (sức đề kháng, sức chống đỡ của cơ thể). Trong khi đó phương pháp YHCT đối với các tác nhân do virus đường hô hấp (ôn bệnh, ôn dịch) luôn đề cập tác động nâng cao sức đề kháng của cơ thể ( chính khí) chính khí mạnh, tà khí (vi khuẩn, virus) không nhập được.

Bạn đọc Nhất Nam - 32 tuổi:

So với Tây y điểm mạnh trong việc phòng, tránh dịch bệnh do virus của y học cổ truyền là gì?

_VHL7524

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng - Viện Y Học ứng dụng Việt Nam: 

Hiện nay bên Tây y chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh do SARs Cov2. Một số thuốc có được khuyến nghị sử dụng theo từng nước và Bộ y tế Việt Nam cũng vừa đưa ra một khuyến nghị sử dụng. Ví dụ, có thể sử dụng các loại trị viêm gan do virus của viêm gan hoặc HIV, với cơ chế ức chế virus nhân lên hoặc phát triển trong cơ thể. Một số loại khác cũng để hỗ trợ gan, thận, tim phổi, miễn dịch nói chung. Khi bệnh nhân nặng, có những máy thở hỗ trợ tim, lọc máu… Đấy là những điểm mạnh mà Đông y không làm được.

Tuy nhiên, Đông y có những điểm mạnh riêng. Thứ nhất, có những bài thuốc kìm hãm phát triển vi khuẩn tại chỗ. Ví dụ những bài thuốc sát trùng, kìm hãm sự phát triển tại họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Một số bàn để tăng cường sức khỏe miễn dịch chung. Tác dụng của những bài này thường chậm, nhưng chắc trong việc nâng cao tình trạng sức khỏe chung, đặc biệt trong giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn phục hồi bệnh. Nếu giai đoạn nặng, có biến chứng về phổi, tim mạch, suy các tạng khác, lúc đó Đông y không can thiệp được, mà phải có sự can thiệp của Tây y.

Bạn đọc Hồng Minh - Nam Định - [email protected] - 45 tuổi:

Trong công trình nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng về 1 sản phẩm trà có kết luận sản phẩm này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, virus, chống nấm, hạ sốt, an thần, giảm căng thẳng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, xin PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh có thể cho biết rõ hơn về các công dụng này như thế nào?

PGS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng - Viện Y Học ứng dụng Việt Nam:

Trên thị trường có sản phẩm thức uống gồm 9 loại thảo mộc: kim ngân hoa, cúc hoa, la hán quả, hạ kho thảo, cam thảo, đản hoa, hoa mộc miên, bung lai và tiên thảo. Trong 9 thảo dược này, thì có hai loại cần được nhấn mạnh với tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giải độc, hỗ trợ chức năng gan là Kim ngân hoa và Cam thảo.

Kim Ngân Hoa:

Chống viêm và giảm nguy cơ ung thư: Thành phần của Kim ngân hoa bao gồm polysaccharide, polyphenol được (các nhà khoa học trung quốc, hàn quốc) chứng minh tác dụng ức chế 30% phát triển các tế bào ung thư mô liên kết, tế bào ung thư gan ở chuột thực nghiệm, không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Luteolin trong kim ngân hoa làm tăng quá trình chết theo lập trình của nhiều tế bào ung thư, do vậy làm mgiarm nguy cơ phát triển khối u ở biểu mô da, gan, buồng trứng ( giảm nguy cơ 34% nếu tiêu thụ đều lutein), ngoài ra còn có tác dụng thư giãn, chống trầm cảm.

Chống oxy hóa, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, virus: Chiết xuất Kim ngân hoa như axit chlorogenic, flavonoid, axit dicaffeoylquinic, hyperosis, Shuankang và iridoid glycoside …. có thể ức chế mạnh mẽ vi khuẩn gram âm và gram dương bao gồm liên cầu khuẩn sinh mủ, tụ cầu vàng, Salmonella typhi, Klebsiella pneumoniae, Salmonella paratyphi, phẩy khuẩn tả, vi khuẩn gây bệnh trong miệng, Diplococcus intracellularis, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao, và Pseudomonas aeruginosa.

Có thể ức chế herpes simplex keratitis, virus cúm gây viêm phổi, virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, cytomegalo virut. Chiết xuất có thể ức chế và bất hoạt đáng kể virut Coxsackie 3, echovirut 19 (Trung quốc, Nhật Bản 2011-2013). Cóác dụng của hoa Kim ngân đối với sức khỏe bao gồm tăng tác dụng của thuốc, tăng khả năng chống virus của tế bào và bảo vệ cơ quan trong cơ thể đối với bệnh cúm.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao: Có hai enzyme là alpha-amylase và alpha- glycosidase ức chế hoặc làm chậm hấp thu đường, có tác dụng đến chuyển hóa lipid máu và tác dung tốt cho thành mạch do kiểm soát được gen apolipoprotein e (ApoE) cũng như giảm được nồng độ lipid và nồng độ cholesterol của đại thực bào THP-1 nạp lipid.

Tăng miễn dịch: Kim ngân hoa có tác dụng hạ sốt do tăng biểu hiện của receptor PGE2 tại vùng trước của vùng dưới đồi. Kim ngân hoa còn có tác dụng giảm những tổn thương do quá trình oxy hóa các gốc tự do và tăng khả năng miễn dịch cho con người.

Cam Thảo:

Có tác dụng chống viêm do vi khuẩn gây ra. Tác dụng chống viêm của Cam thảo được nghiên cứu chủ yếu dựa trên mô hình nội độc tố LPS của vi khuẩn và những hoạt chất được tập trung tìm hiểu là glabridin, isoliquiritigenin và axit glycyrrhizic.Rễ của Cam thảo hoạt chất sapanosid là glycyrrhizin; thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid...

Một số nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất glabridin có trong Cam thảo cho thấy chất này có tác dụng chống lại các ảnh hưởng của Prostagladin E2 (PGE2) và quá trình sản xuất Leucotriene B.

Liquiritin apioside, thành phần chống ho chính trong Cam thảo, đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn sớm của bệnh viêm hô hấp.

Mỗi ngày nên uống khoảng hai chai, chia đều trong ngày, mỗi lần uống một vài ngụm, không nên uống một hơi hết một chai. Không nên chờ đến lúc khát mới uống.

Bạn đọc Văn Huy - Hà Nội

Tôi đọc báo thấy Trung Quốc áp dụng Đông y vào hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, tôi hiểu y học cổ truyền chỉ hỗ trợ điều trị kết hợp với Tây Y, cách hiểu đó đúng không ạ?

TS. Hồ Bá Do: Trên thế giới, bất kỳ Quốc gia nào cũng có 2 nền y học chăm sóc sức khỏe: Y học hiện đại (Tây y) và Y học cổ truyền (Đông y, Nam y, y học bản địa). Sự kết hợp giữa 2 nền y học này trong chăm sóc sức khỏe luôn được áp dụng, đương nhiên mức độ kết hợp tùy từng Quốc gia, chứ không thể nói YHCT chỉ hỗ trợ điều trị kết hợp Tây y, điều này hoàn toàn không đúng.

Phan Sương - Nghệ An: Tôi đọc báo thấy có thảo dược Kim ngân hoa có tác dụng trị cúm virus, Kim Ngân hoa là cây thuốc nào? Có ở Việt Nam hay không?

TS. Phùng Tuấn Giang: Vị thuốc Kim ngân Hoa là hoa sắp nở của cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb.), thuộc họ Kim Ngân (Caprifoliacean).

Kim ngân hoa đã được nghiên cứu có các tác dụng như: Kháng khuẩn (ức chế được nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm), chống viêm giảm xuất tiết, giải nhiệt, hưng phấn trung khu thần kinh, hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, thu liễm làm săn se, lợi tiểu.

Theo y học cổ truyền, Kim ngân hoc có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh phế, vị, tâm, tỳ, đại trường. Có tác dụng Thanh nhiệt giải độc, giải trừ ôn dịch. Thường được dùng để điều trị các chứng nhiễm khuẩn, virus gây bệnh cấp tính, sốt nóng, đau rát họng, ho, hội chứng kiết lỵ, mụn nhọt lở loét, phát ban.

Kim ngân có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, phân bố ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Ở Việt Nam, kim ngân phân bố chủ yếu ở các vùng núi và trung du phía Bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh...

Vân Anh - Long Biên:

Xin ông cho khuyến cáo cụ thể về việc người dân có thể làm ngay để đối phó với dịch bệnh, mà cụ thể hiện tại là COVID 19?

PGS Nguyễn Xuân Ninh:

Cần tuân thủ theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế về phòng chống dịch covi: cách ly, rửa tay, khẩu trang, không tụ tập chỗ đông người, đồ ăn thức uống… Nên dùng theo các bài thuốc hướng dẫn của Bộ y tế. Cần chú ý tới các cơ sở Đông y có giấy phép, hoặc chứng nhận để được khám, bốc thuốc, phù hợp với mỗi người. Không nên tự mua riêng lẻ tại các hiệu thuốc trôi nổi trên thị trường.

Có thể dùng 9 loại thảo mộc dân gian quý: Kim ngân hoa, Cúc hoa, La hán quả, Đản hoa, Hạ khô thảo, Tiên thảo, Bông lai, hoa Mộc miên, Cam thảo.

Bạn đọc Hoàng Lang - Hà Tĩnh:

Thưa bác sĩ, bệnh do virus được hiểu thế nào? Làm sao phân biệt bệnh do virus và do nguyên nhân khác?

TS. Hồ Bá Do: Bệnh do virus được hiểu là bệnh do virus gây nên. Tác nhân vi sinh vật gây bệnh được phân loại theo kích thước (lớn đến bé) của nó: ký sinh trùng (sốt rét, giun, sán, nấm, mốc…), vi khuẩn, Risketsia (bệnh tả, lị, thương hàn, sốt mò…), Virus (đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục…), Prion (mảnh, mẩu protein không hoàn chỉnh).

Phân biệt bệnh do Virus và nguyên nhân khác: Bệnh do Virus với các triệu chứng lâm sàng thông thường: Biểu hiện nhẹ hơn các tác nhân khác (sốt nhẹ hơn, đau ít hơn…). Triệu chứng cận lâm sàng (xét nghiệm, X quang,…) mới kết luận được chính xác bệnh do Virus gây ra (thậm chí tên Virus?).

Về điều trị: Bệnh do Virus chưa có thuốc đặc hiệu (kể cả với Virus cúm thông thường), Vacxin phòng ngừa ít hiệu quả.

Bạn đọc Kim Ngưu - Bắc Ninh:

Tôi thấy trong công văn lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-Cov-2 có hướng dẫn các bài thuốc. Tôi có thể ra hiệu thuốc đông y bốc theo đơn đó được không?

TS Hồ Bá Do: Không có hiệu thuốc Đông y, bạn sẽ đến phòng chẩn trị YHCT (có bác sĩ YHCT phụ trách) sẽ khám cho bạn, tham khảo đơn của bạn mang theo để bốc thuốc phù hợp, hiệu quả cho bạn.

Nếu bạn bị Covid-19 thì bạn phải đến cơ sở y tế được phép điều trị bệnh nhân Covid-19, không tự ý đến bất kỳ phòng khám nào mà không được chỉ định của Bộ Y tế.

Bạn đọc Hoàng Lực, Yên Bái:

Thức uống thảo mộc có tác dụng cụ thể gì trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường và lây lan rộng như hiện nay?

TS. Phùng Tuấn Giang: Sử dụng Thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.

Đối với những người đã từng nhiễm Covid-19, sau khi khỏi bệnh thường biến chứng phổi. Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này.

Bạn đọc Vân Hà, Bắc Giang:

Việc Bộ Y tế có công văn yêu cầu lựa chọn thuốc cổ truyền, phương pháp YHCT trong phòng, hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 có giúp giảm sự gia tăng bệnh nhân? Tăng số bệnh nhân khỏi không?

TS Hồ Bá Do - Nếu bạn được điều trị trong cơ sở y tế của Bộ Y tế chỉ định thì bác sĩ sẽ kết hợp Tây y và YHCT theo sự hướng dẫn của công văn 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020 của Bộ Y tế, như vậy, có thể giảm sự gia tăng bệnh nhân và tăng số bệnh nhân khỏi bệnh.

Bạn đọc Thu Huyền, Hà Nội:

Với dịch bệnh do virus, YHCT phải chăng nhấn mạnh yếu tố phòng tránh đúng không ạ?

TS. Hồ Bá Do: Đối với Covid-19 phải tuân thủ theo ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, BYT. Đó là các biện pháp tổng hợp, toàn diện từ phòng (cách ly tiếp xúc, ý thức phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe…) đến phương pháp chống dịch (điều trị) của các lực lượng toàn xã hội tham gia, toàn thế giới đoàn kết thực hành.

Riêng YHCT, các thầy thuốc YHCT kết hợp kinh nghiệm bản thân (những bài thuốc của mình) với hướng dẫn của BYT để đưa ra những bài thuốc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR – Cov- 2.

Thưa TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, việc kết hợp giữa thảo mộc – Đông y và thuốc Tây y để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể có được không? Có gây ra tác dụng phụ gì không?

Lương y Phùng Tuấn Giang: Thư bác Hồ gửi cán bộ y tế có dặn “Đông Tây y phải kết hợp với nhau một cách hài hòa, phạm vi y học rộng ra, thầy tại chỗ, thuốc vườn nhà rất hay”. Việc phối hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh là rất cần thiết. Nếu biết kết hợp đúng thì ít có tác dụng phụ và rất hiệu quả.

Minh Anh - Hà Nội: Theo cách hiểu của tôi, dịch do virus lây lan nhanh nhưng y học cổ truyền điều trị dài hơi để thuốc có tác dụng từ từ vào cơ thể như vậy có chậm quá không? Có chặn được dịch không?

PGS Nguyễn Xuân Ninh: Như đã nêu những ưu điểm ở trên, các thảo được trong y học cổ truyền có hai cơ chế tác dụng chính. Một, có tác dụng sát khuẩn tại chỗ, ví dụ tại họng, miệng, đường tiêu hóa… Kìm hãm, hoặc diệt được vi khuẩn tại chỗ nếu dùng đúng liều lượng. Hai, tăng cường sức khỏe chung, khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, tác dụng này chậm hơn nhưng lại có hiệu quả tốt với mục tiêu dự phòng, nâng cao tình trạng sức khỏa chung. Vì vậy, y học cổ truyền được coi là biện pháp tốt, phối hợp với các biện pháp khác để ngăn chặn dịch bệnh nói chung.

Bạn đọc Hải Luân - Cà Mau:

Cho tới nay, việc sử dụng thảo mộc vào phòng chống dịch Covid-19 đã có những kết quả/tác dụng cụ thể nào chưa thưa TS. Lương y Phùng Tuấn Giang.

Hiện nay, tại Trung Quốc, 85% số lượng bệnh nhân bị dương tính Corona-19 được phối hợp y học cổ truyền trong điều trị và những trường hợp này đều cho những kết quả rất tốt.

Nhiều công trình nghiên cứu tại Trung Quốc và nhiều bài thuốc của Trung Quốc đã vào cuộc. Chính vì vậy, tại Vũ Hán và các tỉnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Khi Italia bị dịch bệnh mất kiểm soát, họ đã nhờ các chuyên gia y tế của TQ sang. Các chuyên gia của TQ cũng tư vấn cho Italia về việc sử dụng thảo dược trong điều trị. Hiện nay, nhiều công ty của Ý đã nhập những thảo dược này để phối hợp với Tây Y trong kiểm soát dịch bệnh tại Ý.

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể trên người bệnh nhưng bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo để đưa YHCT phối hợp y học hiện đại trong phòng, chống dịch, đã đưa ra được phác đồ điều trị cho các giai đoạn của bệnh và phác đồ phục hồi một cách toàn diện theo phác đồ và kinh nghiệm điều trị của YHCT Việt Nam.

Bạn đọc Minh An - Bình Dương:

Tôi thấy nói Cam thảo giải độc tốt, tôi có thể mua hãm uống hàng ngày được không?

Lương y Phùng Tuấn Giang: Cam thảo là vị thuốc giải độc tốt. Tuy nhiên nếu dùng cam thảo không đúng cách sẽ lợi bất cập hại. Cam thảo có các các dụng không mong muốn sau:

-        Tác dụng tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp

-        Giảm lượng testosteron ở nam giới.

Các tác dụng không mong muốn này là kết quả của những nghiên cứu việc dùng cam thảo (khoảng 10g/ngày) trong dài ngày (10-14 ngày).

Do đó, Cần sử dụng cam thảo cho đúng cách:

-        Trong đơn thuốc sẽ có phối ngũ, điều này sẽ giúp các vị thuốc khống chế được độc tính của nhau cũng như phát huy tối đa tác dụng. Chính vì vậy, khi có chỉ định sử dụng thuốc hãy tuân thủ y lệnh của thầy thuốc.

-        Không nên tự ý dùng cam thảo liều cao và dài ngày, khuyến cáo chỉ ra rằng, chỉ nên dùng 1-3g mỗi ngày, nếu dùng trên 4g, chỉ nên dùng từ 5-7 ngày.

-        Không nên sử dụng cảm thảo khi bản thân đang sử dụng các loại thuốc sau: Corticosteroid, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống đông Warfarin, lợi tiểu.

Cam thảo có nhiều lợi ích tốt, nhưng tự ý dùng cam thảo cũng sẽ mang lại tác hại xấu cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng ta không nên tự sử dụng khi chưa hỏi ý kiến chuyên môn.

-        Kim ngân hoa, Hạ khô thảo, Cam thảo nếu đứng riêng một mình thì có tác dụng gì không ? hay phải kết hợp với nhau mới có tác dụng cho sức khỏe và phòng tránh virus ?

Bạn đọc Thu Uyên, Bình Dương: Kim ngân hoa, Hạ khô thảo, Cam thảo nếu đứng riêng một mình thì có tác dụng gì không ? hay phải kết hợp với nhau mới có tác dụng cho sức khỏe và phòng tránh virus ?

TS. Phùng Tuấn Giang: Tác dụng kim ngân hoa, cam thảo tôi đã nói ở trên, hạ khô thảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm.

Khi phối hợp bài thuốc trong YHCT là sử dụng quân thần tá sứ để tăng tác dụng của nhau lên. Từng vị thuốc khi dùng riêng đã có tác dụng tốt, nhưng, khi sử dụng đúng, mang tính tổ hợp thì tác dụng chữa bệnh của tổ hợp này tăng gấp rất nhiều lần. Đấy là lý do khi chúng ta sử dụng 3 vị này kết hợp với nhau lại hiệu quả hơn sử dụng từng vị.