Chuyên gia: 'Giảm giờ làm thêm chỉ khuyến khích cho sự lười biếng'
"Nếu như giờ làm giảm, giảm cả giờ làm thêm thì chỉ bảo vệ những người lao động lười biếng và khuyến khích sự lười biếng nhiều hơn chứ không tăng phúc lợi cho người dân và người lao động", Tiến sĩ Cung nói.

Đây là khẳng định của Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung tại Hội thảo Môi trường kinh doanh 2016 - 2019 qua xếp hạng Doing Business, kết quả và một số gợi ý chính sách vừa được tổ chức tại Hà Nội sáng nay 28/10.
Tại Hội thảo, bên cạnh bàn về vấn đề về môi trường kinh doanh Việt Nam, câu chuyện được giới chuyên gia, người trong cuộc bàn thảo nhiều nhất là đề xuất giảm giờ làm, giảm giờ làm thêm đang được đưa lên lấy ý kiến của Quốc hội.
Quốc gia nào thoát nghèo phải làm việc chăm chỉ
Tại Hội thảo, ông Đỗ Cao Bảo, chuyên gia độc lập, khẳng định: “Lẽ ra phải truyền cho toàn dân tinh thần chăm chỉ thì dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lại dẹp bớt tinh thần chăm chỉ. Không muốn lao động mà muốn giàu có, muốn giàu có lại muốn ít làm, muốn ít làm lại đòi cuộc sống cao, làm gì có chuyện đó được”.
Theo ông Bảo, làm thêm giờ là quyền của người lao động chứ không phải nghĩa vụ. Ông này cho rằng: Có nhiều người thích làm thêm, ngoài ra còn có những người muốn làm thêm vì nhu cầu kinh tế.
“Ai muốn làm thêm? Rất nhiều, văn nghệ sĩ, giáo viên, vận động viên, kiến trúc sư, lập trình viên, người kinh doanh… họ làm vì đam mê, muốn tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội, họ yêu nghề nghiệp, ấy thế mà ta lại khống chế, không cho họ làm. Đó là đi ngược với mong muốn của con người”, ông Bảo nói.

Theo ông Bảo, nếu nhà nước muốn bảo vệ cho những người không muốn làm thêm giờ thì nên tìm cách khác chứ không nên quy định cứng như trong dự luật.
Ông Bảo cũng giải thích sở dĩ cộng đồng doanh nghiệp muốn nâng số giờ làm thêm trong năm là do bản chất của hoạt động kinh doanh, do nhu cầu của thị trường chứ không phải là doanh nghiệp muốn bóc lột người lao động.
"Chả ông nào thoát nghèo được ngoài chăm chỉ cho dù giỏi mấy đi nữa. Quốc gia cũng vậy, nước nghèo muốn giàu mà người dân không chăm chỉ thì chẳng có cách nào khác", ông Bảo nói.
Đã nghèo thì phải chăm chỉ hơn mới giàu có được
Tến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói: Đề xuất cắt bỏ giờ làm thêm trong dự thảo Luật đã có hướng tiếp cận không đúng bản chất.
"Theo tôi, cách tiếp cận của Luật Lao động về vấn đề giờ làm thêm không còn phù hợp với xu thế, thời đại ngày nay. Nếu như, giờ làm giảm, giảm cả giờ làm thêm thì chỉ bảo vệ những người lao động lười biếng và khuyến khích sự lười biếng nhiều hơn chứ không tăng phúc lợi cho người dân và người lao động", Tiến sĩ Cung nói.
"Không thể giàu có lên mà không lao động", ông Cung nói.
"Chúng ta phải khuyến khích sự chăm chỉ, năng động, sáng tạo thì mới tạo ra giá trị gia tăng cho họ, tăng được thu nhập cho người lao động và tăng được sự cạnh tranh, thịnh vượng của một quốc gia", ông Cung phân tích.
Tiến sĩ Cung nhấn mạnh: "Người giàu cũng rất chăm chỉ, chứ không chỉ người nghèo, nhưng nghèo thì phải chăm chỉ hơn thì mới giàu có được".

Mua nhà giá 4,8 tỷ đồng, bán lại 1 tỷ đồng, cặp vợ chồng bị điều tra
07/01/2020, 09:13
Đồng Nai chỉ đạo xử lý các cá nhân tiếp tay cho Alibaba làm dự án ma
07/01/2020, 07:05
Giải mã 'cơn sốt' nhà đầu tư chuyển hướng đến các tỉnh lẻ
06/01/2020, 16:51
'Bất động sản quá nhiều rủi ro, người yếu tim không làm được'
06/01/2020, 14:56Xôn xao tin đồn Út 'trọc' tài trợ 5 tỷ xây phủ đường cho cựu Bí thư Hậu Giang
Bên trong "Huỳnh phủ đường" của gia đình cựu Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc, có tấm bảng ghi Đinh Ngọc Út – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Đầu tư Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) ủng hộ 5 tỷ đồng.
Tổng công ty Sông Đà bị Bộ Tài chính cảnh báo tình trạng nợ
Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình tài chính năm 2018 và đưa ra cảnh báo về tình trạng nợ của Tổng công ty Sông Đà- CTCP.
GS. Đặng Hùng Võ: Vùng nông thôn, giao dịch 'ngầm' đất nông nghiệp, không thực hiện đúng các thủ tục pháp lý
Đất nông nghiệp tại Việt Nam là một loại hình bất động sản nhiều tiềm năng nhưng có nhiều rào cản trong việc khai thác. Giao dịch đất nông nghiệp đang diễn ra phổ biến theo cách phi chính thức (giao dịch ngầm, trái luật) và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hải Phòng trình Thủ tướng xin 2 mảnh đất vàng đối ứng cho chủ đầu tư cải tạo chung cư cũ
Mới đây, UBND TP Hải Phòng mới đây có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dử dụng trụ sở làm việc cũ để thanh toán cho Dự án xây dựng chung cư HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền theo hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao).
'Ông lớn' HUD và VICEM phải cổ phần hoá trong năm 2020
Theo Bộ Xây dựng, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (Hud) và Tổng công ty Xi măng (Vicem) thực hiện cổ phần hóa trong năm nay.
Bất động sản trong tuần: Nhiều chính sách mới tác động thị trường
Nhiều chính sách bất động sản mới có hiệu lực từ đầu năm 2020 tác động đến thị trường trong nước, câu chuyện giá đất tại Hà Nội và TP HCM được quan tâm.
Thừa Thiên Huế kêu gọi đầu tư Khu Tổ hợp Khách sạn cao cấp và dịch vụ Nhà hàng ẩm thực truyền thống ở khu đất trung tâm thành phố
Dự án nằm trên trục đường Lê Lợi có diện tích khoảng 599,65 m2, với tổng mức đầu tư dự án tối thiểu 25 tỷ đồng.
Lộ diện các nhà thầu trúng dự án cải thiện thoát nước 4.700 tỷ đồng ở Hà Nội
Hà Nội đã công bố danh tính các nhà thầu trúng 6 gói thầu (GT) xây lắp quy mô lớn với tổng giá trúng thầu lên tới trên 1.071 tỉ đồng thuộc Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa).
Ăn bớt vật liệu, tự ý thay đổi thiết kế trong vụ sập mái hội trường 250 chỗ ở Hậu Giang?
Theo kết luận của cơ quan chức năng, trong vụ sập mái hội trường khu hành chính UBND thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) đã có một loạt các hạng mục, vật liệu sai so với thiết kế.