Bông lỏng giám sát thu phí BOT: Có lợi ích nhóm?

Thứ sáu, 15/02/2019, 16:00 PM

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ GTVT cần vào cuộc giám sát chặt hơn nữa việc thu phí tại các trạm BOT.

vec-bat-ngo-khang-dinh-chua-du-co-so-cam-vinh-vien-2-o-to
Nhiều kẽ hở trong chuyện giám sát thu phí BOT thời gian vừa qua.

Câu chuyện giám sát thu phí BOT vốn được nhiều chuyên gia và người dân đặt ra từ lâu song tiếp tục "nóng" lên sau vụ cướp tiền vào sáng ngày 7/2, tại Trạm thu phí Dầu Giây thuộc tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo đó, thông tin ban đầu số tiền mất chỉ khoảng 300 triệu đồng, nhưng khi Công an vào cuộc đối chiếu sổ sách thì con số là hơn 2,2 tỷ....

Sau vụ cướp trên, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số luồng ý kiến đặt nghi vấn về tính minh bạch trong công tác thu phí của các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, vận hành khai thác nói riêng và tất cả các trạm BOT trên cả nước nói chung.

Và mặc dù, VEC đã lên tiếng giải trình về số tiền bị cướp cũng như công khai quy trình thu phí để khẳng định sự minh bạch. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, đây mới chỉ là thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp, chưa phải là thông tin chính thức của các cơ quan chức năng. Bởi trước đó những dự án như BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, cao tốc TP HCM – Trung Lương cũng đã xảy ra nhiều tiêu cực nhức nhối khiến dư luận bức xúc.

Trao đổi với PV, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng: Việc dư luận đặt nghi vấn về tính trung thực trong việc thu phí BOT của VEC là có cơ sở. Ông Thủy cũng cho rằng các bộ ngành chức năng như Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch đầu tư cần vào cuộc giám sát chặt chẽ việc thu phí tại các trạm BOT không riêng gì của VEC.

 

chuyen-gia-giao-thong-bo-tai-chinh-can-vao-cuoc-giam-sat-chat-chuyen-thu-phi-bot
Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy.

"Việc giám sát đồng tiền thu về của dân (ở đây là việc thu phí BOT) không thể để một mình doanh nghiệp tự thu tự giám sát được. Thực tế vừa qua thanh tra, kiểm toán đã ra rồi... Sờ vào đâu là thấy vấn đề ở đó như trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ chẳng hạn...  Việc doanh thu của các BOT không rõ ràng, không minh bạch có hiện tượng thất thoát", ông Thủy bày tỏ.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy cũng thắc mắc rằng tại sao các bộ ngành chức năng lại buông lỏng quản lý việc giám sát này suốt thời gian vừa qua mặc dù dư luận đã phản ánh rất nhiều và thậm chí đã có nhiều vụ tiêu cực liên quan được làm rõ.

"Liệu rằng có lợi ích nhóm ở đây không? Tiêu cực này chắc chắn không chỉ liên quan đến các chủ đầu tư... Các bộ, ngành cần phải trả lời câu hỏi này", chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy bày tỏ.

Theo ông Thủy, để tồn tại những tiêu cực như trên tồn tại thì Bộ GTVT và Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm. 

Đưa ra ý kiến nhằm minh bạch việc thu phí BOT, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, cần phải có một cơ quan độc lập gồm Bộ GTVT, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương, thậm chí là người dân để tham gia giám sát việc thu phí tại các trạm BOT nhằm tránh chuyện doanh nghiệp khai gian lận gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Cũng đề nghị đến cơ quan chức năng, chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, theo quan sát của ông, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ có rất nhiều lượt phương tiện đi lại. "Và vì thế cơ quan chức năng nên tính toán lại thời gian thu phí để tránh thiệt thòi cho người dân", ông Thủy đề cập.

Giám sát thông qua báo cáo doanh nghiệp?

Tờ Vietnamnet trong bài viết "Cao tốc bị cướp hơn 2,2 tỷ: Thu phí BOT, DN nói sao Tổng cục chỉ biết vậy" dẫn lời ông Tô Nam Toàn - Vụ trưởng Vụ KHCN và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) thừa nhận việc giám sát doanh thu phí từ trước tới nay đều dựa trên báo cáo của nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ chỉ giám sát theo hình thức định kỳ, kiểm tra đột xuất xem báo cáo có đúng không.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát cũng chỉ thực hiện được bề ngoài như kiểm tra ổ cứng, dữ liệu lưu trữ. Nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, cài phần mềm thì đơn vị kiểm tra cũng không biết được.

“Có gian lận doanh thu hay không phía công an có nhiều nghiệp vụ công nghệ thông tin mới phát hiện ra được. Ngay vụ việc gian lận thu phí ở cao tốc TP HCM - Trung Lương, các cuộc giám sát Tổng cục Đường bộ đều phải mời cả phía bên công an vào cùng mới phát hiện ra gian lận”, ông Toàn nói.

 

VEC bất ngờ công bố doanh thu sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí Dầu Giây

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã lên tiếng phải hồi dư luận sau khi mạng xã hội xuất hiện luồng thông tin đặt vấn đề về doanh thu thu phí của tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng.

 

Tranh cãi sau vụ cướp trạm thu phí BOT Long Thành - Dầu Giây: Có nên để doanh nghiệp tự thu, tự giám sát?

Sau vụ cướp trạm thu phí BOT Long Thành - Dầu Giây, nhiều ý kiến tranh cãi về số tiền hơn 2,2 tỷ đồng mà 2 tên cướp lấy được. Trong đó có ý kiến nghi vấn về doanh thu thực tế của trạm BOT này.

 

Gian lận doanh thu phí BOT toàn bộ rủi ro thuộc về ngân hàng

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp gian lận doanh thu phí BOT về tổng quan toàn bộ rủi ro từ thu nợ chậm đến nợ xấu đều thuộc về ngân hàng.

 

Kiểm soát doanh thu phí BOT bằng cách nào?

Doanh thu phí BOT, cao tốc đang trong tình trạng doanh nghiệp khai bao nhiêu, cơ quan quản lý chưa có biện pháp giám sát, theo dõi hàng ngày.