'Cấm xe máy mà cứ cho xây chung cư cao tầng thì có ích gì?'

Thứ năm, 14/03/2019, 12:27 PM

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, Hà Nội cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để mong hạn chế tắc đường còn "cấm xe máy mà cứ cho xây dựng chung cư cao tầng thì chả có ích gì".

toan-canh-2-con-duong-du-kien-cam-xe-may-dau-tien-tai-o-ha-noi
Đề án cấm xe máy ở Hà Nội vấp phải nhiều phản đối của người dân.

Hà Nội cần làm 5 giải pháp để hạn chế xe máy

Nhiều ngày nay dư luận xã hội đang có nhiều ý kiến trước thông tin Hà Nội sẽ cấm xe máy tại đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi để thí điểm cho đề án cấm xe máy trong nội thành vào năm 2030. Thông tin trên được nhiều chuyên gia giao thông, nhiều người dân nhận xét là chưa khả thi.

Trao đổi với PV, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội cấm xe máy tại một hoặc hai tuyến đường không những làm cho giao thông trong thành phố khá hơn mà còn có nguy cơ gây ra ùn tắc. Trong khi đó có ý kiến cho rằng, việc Hà Nội cấm xe máy hay hạn chế phương tiện cá nhân mà không áp dụng các giải pháp đồng bộ thì "có cấm mấy cũng không hết tắc đường".

TS. Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia giao thông với hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu về giao thông đô thị nhìn nhận: Việc cấm xe máy là không thể mà chỉ nên hạn chế xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân.

Chia sẻ với PV ông Thủy đưa ra 5 giải pháp và cho rằng chỉ khi nào TP Hà Nội thực hiện được đồng bộ 5 giải pháp này thì mới nên "hạn chế xe máy" và giao thông mới hết khó khăn.

Cụ thể 5 giải pháp được vị chuyên gia giao thông đưa ra gồm: Thứ nhất: TP Hà Nội cần phải xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đường phố phải thông thoáng, mở rộng các tuyến đường, cửa ngõ ra vào. "Hiện nay, nhiều cửa ngõ vẫn chật hẹp, mỗi dịp người dân nghỉ lễ về quê đều ùn tắc. Bên cạnh đó nhiều điểm đen giao thông trong đô thị vẫn tồn tại. Nhiều ngã tư vẫn chật cứng... hạ tầng yếu kém như thế thì làm sao không xảy ra ùn tắc", ông Thủy đánh giá.

toan-canh-2-con-duong-du-kien-cam-xe-may-dau-tien-tai-o-ha-noi
Các chung cư cao tầng mọc lên san sát ở Thủ đô.

Giải pháp thứ 2: Hà Nội phải phát triển giao thông công cộng, đáp ứng đến 40-50% nhu cầu đi lại của người dân. "Hiện tại giao thông công cộng ở TP chỉ đáp ứng được 8-10% thì người dân phải sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại, làm ăn".

Giải pháp thứ 3: Cần áp dụng giao thông thông minh, quản lý, điều hành giao thông hợp lý hơn, chất lượng hơn, áp dụng giao thông thông minh. Thứ 4: Quy hoạch, kiến trúc.... "Cần giãn bớt các cơ quan nhà nước, các bệnh viện, trường học ra ngoài ngoại thành. Hạn chế xây dựng nhà, chung cư cao tầng ở vùng nội đô. Cấm xe máy mà chung cư cao tầng cứ ngày ngày mọc lên, dồn dân vào nội đô thì có ích gì?". Vị chuyên gia chia sẻ.

Thứ 5: Khuyến khích vận động người dân đi phương tiện công cộng, nhắc nhở, nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.

Cần hạn chế cả ô tô cá nhân

Cùng chia sẻ về vấn đề cấm xe máy ở Hà Nội, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng, về nguyên tắc thường cấm xe máy trong tuyến phố trung tâm trước, rồi sau đó mới mở rộng ra bên ngoài. 

Ông Liên cho rằng, việc lựa chọn tuyến đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương cần phải cân nhắc kỹ vì đây là hai trục đường hướng tâm có mật độ giao thông lớn, thường xuyên ùn tắc. Do vậy, bên cạnh việc cấm xe máy hoạt động trên một trong hai tuyến đường này thì TP cần có những giải pháp để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và tổ chức lại giao thông cho hợp lý.

Giải pháp được ông Liên gợi ý đó là TP nên làm dải phân cách mềm trên tuyến đường không cấm xe máy. Trong khung giờ cao điểm, dải phân cách này có thể mở rộng theo hướng người dân đi vào, đi ra một cách thuận tiện nhất.

Ngoài ra, TP cần phải tăng cường phương tiện giao thông công cộng, vận động người dân sử dụng. Bên cạnh đó cũng phải hạn chế ô tô cá nhân. Bởi rất có thể nếu cấm xe máy thì người dân sử dụng ô tô đi lại nhiều hơn.

 

Hà Nội cấm xe máy: Người dân lo mất 'cần câu cơm'

Theo đánh giá của chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, xe máy không chỉ là phương tiện phù hợp với hạ tầng giao thông ở Hà Nội mà nó còn là "chiếc cần câu cơm của nhiều người dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động và cấm xe máy là người dân mất luôn cần câu cơm".

 

Toàn cảnh 2 con đường dự kiến cấm xe máy đầu tiên tại ở Hà Nội

Tuyến đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi đang được Hà Nội cân nhắc lựa chọn thí điểm cấm xe máy hoạt động trước năm 2030.

 

Hà Nội cân nhắc cấm xe máy đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi: 'Chỉ là thông thoáng giả tạo'

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, "Việc cấm xe máy tại một, hai tuyến đường này chỉ làm các tuyến phố khác thêm ùn tắc bởi giao thông là sự di chuyển, là sự ràng buộc giữa các tuyến đường, có điểm đi, điểm đến. Có thể một, hai tuyến phố này thông thoáng khi cấm xe máy nhưng đó chỉ là thông thoáng giả tạo".

 

Tin tai nạn giao thông mới nhất 12/3: Cấm xe máy, đường buýt nhanh BRT có hết tắc?

Tin tai nạn giao thông mới nhất 12/3 có thông tin cập nhật diễn biến về việc Hà Nội muốn cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi nhằm tăng hiệu quả cho buýt nhanh BRT và tàu điện Cát Linh - Hà Đông.