Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc khuấy đảo Biển Đông, Bãi Tư Chính là của Việt Nam

Thứ hai, 29/07/2019, 14:08 PM

Ông James Holmes, giáo sư khoa Chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nhiều lần khẳng định Bãi Tư Chính là của Việt Nam, không có tranh chấp.

Tàu cảnh sát biển Việt Nam đang bảo vệ vùng biển của tổ quốc.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam đang bảo vệ vùng biển của tổ quốc.

Tờ The Hill ngày 28/7 dẫn bình luận của ông James Holmes, giáo sư khoa Chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng Trung Quốc đã vung gậy khuấy động Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Trong bài, James Holmes nhiều lần khẳng định nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở Bãi Tư Chính – nơi chỉ cách đất liền Việt Nam 220 hải lý, còn cách Trung Quốc tới hàng nghìn hải lý.

Đây là một trong những hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền từ 80 đến 90% Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển được phân bổ cho các nước láng giềng theo hiến pháp về biển và đại dương, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trở lại năm 2009, Bắc Kinh đã đệ trình bản đồ lên Liên Hợp Quốc khẳng định chủ quyền mà nước này tự cho là “không thể chối cãi" trên vùng biển mà nước này tự khoanh thành đường 9 đoạn, chiếm từ 80 đến 90% Biển Đông. Dù đã bị Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ năm 2019 nhưng đường lười bò hay đường 9 đoạn vẫn được Trung Quốc sử dụng để đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Chủ quyền có nghĩa là một chính phủ là nhà lập pháp hợp pháp trong không gian địa lý được phân định bởi các biên giới. Nói cách khác, Trung Quốc ngang nhiên đòi quyền ra lệnh cho tàu và máy bay đi trong đường 9 đoạn - giống như luật pháp Trung Quốc chi phối những gì công dân Trung Quốc và người nước ngoài làm trong biên giới Trung Quốc trên đất liền.

Tháng này, Trung Quốc đã dùng cách mà không ai công nhận đó làm lý do đưa tàu thăm dò dầu khí Hải dương Địa chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Bãi Tư Chính.

Như Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam từ Đại học New South Wales, giải thích, vùng nước xung quanh Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, một vành đai ngoài khơi 200 hải lý được phân bổ cho các quốc gia ven biển theo UNCLOS.

Đặc quyền có nghĩa là độc quyền: Hà Nội, chứ không phải Bắc Kinh, được hưởng đặc quyền thu hoạch tài nguyên thiên nhiên từ nước và đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đáy biển khu vực này chứa khoảng 45 triệu thùng dầu và 4,8 tỷ mét khối khí đốt. Đây là nguồn năng lượng khổng lồ cho công ty dầu khí và quốc gia của Việt Nam khai thác.

Theo tác giả James Holmes, Việt Nam hiện đang rất kiềm chế để giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao. Việt Nam đang giải thích cho Trung Quốc hiểu việc làm sai trái thông qua nhiều kênh khác nhau. Hiện tại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam không đưa tàu chiến mang tên lửa hù dọa và cũng không có máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời để dọa dội bom.

Tờ Straits Times của Singapore đưa tin, Việt Nam dùng lực lượng bảo vệ bờ biển để có những hành động phù hợp với luật pháp đối với Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. Có mặt ở Bãi Tư Chính hiện giờ là tàu cảnh sát biển chứ không phải là tàu chiến. Cảnh sát vũ trang nhẹ hoặc không vũ trang Việt Nam hoạt động trong khu vực nằm dưới quyền tài phán của Việt Nam. Họ thi hành luật pháp quốc gia, giải cứu người đi biển gặp nguy hiểm.

Theo ông James, Hà Nội đang muốn gửi thông điệp rằng họ có quyền đưa ra các quy tắc điều chỉnh cho những gì xảy ra ở vùng biển của Việt Nam. Hải quân chỉ chiến đấu cho những thứ đang tranh chấp trong khi ở Bãi Tư Chính không hề có tranh chấp. Cảnh sát biển Việt Nam quản lý vùng biển thuộc về Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi luật pháp ở vùng biển nơi họ có quyền làm như vậy.

Trong khi đó, Trung Quốc dường như cũng hành động tương tự để ngang nhiên cho rằng họ có quyền ở vùng biển của Việt Nam bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.

chuyen-gia-my-trung-quoc-khuay-dao-bien-dong-bai-tu-chinh-la-cua-viet-nam
Vị trí màu đỏ là Bãi Tư Chính của Việt Nam.
 

Forbes: Chiến tranh thương mại giấu những vấn đề lớn của Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm phân tán sự chú ý tới các vấn đề lớn của Trung Quốc như “bong bóng” trong nhiều lĩnh vực và nợ tăng vọt mà cuối cùng sẽ "giết chết" tăng trưởng kinh tế của nước này, tờ Forbes ngày 27/7 nhận định.

 

Trung Quốc không nên lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối

Các chuyên gia quốc tế đã bày tỏ quan ngại về hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, cho rằng Bắc Kinh đã “phớt lờ” luật pháp quốc tế.

 

Forbes: Trung Quốc đã hết thời ‘làm mưa làm gió” trên toàn cầu

Tờ Forbes ngày 26/7 đăng tải bài bình luận cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới đang bị thu hẹp, không chỉ về các yêu sách phi lý ở Biển Đông mà còn về cả kinh tế và tài chính.