Chuyển nhượng Công Phượng, Xuân Trường: Hoàng Anh Gia Lai thu về bao nhiêu?

Thứ tư, 14/08/2019, 11:59 AM

Việc xuất ngoại của Công Phượng, Xuân Trường khiến dư luận đặt ra câu hỏi Câu lạc bộ chủ quản Hoàng Anh Gia Lai thu về bao nhiêu? Liệu khoản thu đó có giúp doanh nghiệp Bầu Đức bớt khó khăn?.

chuyen-nhuong-cong-phuong-xuan-truong-hoang-anh-gia-lai-thu-ve-bao-nhieu
Công Phượng chuyển đến thi đấu cho Sint-Truidense, Hoàng Anh Gia Lai thu về bao nhiêu

Bóng đá không chỉ là môn thể thao vua đem lại cho người hâm mộ những trận đấu đỉnh cao mà thực sự đã trở thành một ngành kinh doanh sôi động.

Tại nhiều quốc gia châu Âu mà điển hình là giải Ngoại hạng Anh, kinh doanh bóng đá thực sự là cả 1 ngành công nghiệp với những vụ chuyển nhượng triệu đô, các câu lạc bộ mà đứng sau là các tập đoàn kinh tế kiếm tiền hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Chưa phát triển hẳn như một ngành công nghiệp nhưng rõ ràng việc thành công qua các giải đấu châu lục và khu vực vừa qua đã giúp giá trị các ngôi sao bóng đá Việt Nam lên cao.

Trong số câu lạc bộ thi đấu V-League, Hoàng Anh Gia Lai xuất ngoại nhiều cầu thủ nhất, có thể kể đến như Công Phượng, Xuân Trường. Trang thống kê giá trị cầu thủ hàng đầu Transfermarkt, Công Phượng năm 2017 có mức giá 23.000 bảng. Sau hơn 2 năm, giá trị của Công Phượng tăng lên 135.000 bảng, gấp gần 6 lần mức giá ban đầu.

Ở tuyển Việt Nam hiện tại, Công Phượng có giá trị chuyển nhượng cao thứ 3, xếp sau Xuân Trường (180.000 bảng) và Văn Lâm (270.000 bảng).

Khi giá trị cầu thủ tăng, nghiễm nhiên câu lạc bộ chủ quản cầu thủ hưởng lợi. Với việc chuyển nhượng Công Phượng, trước đó Xuân Trường người hâm mộ đặt câu hỏi Hoàng Anh Gia Lai thu về bao nhiêu?

Thực tế nguồn thu của các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam nói chung hay từ việc chuyển nhượng cầu thủ không được công bố. Tuy nhiên, theo thông lệ chuyển nhượng cầu thủ quốc tế, cầu thủ được nhắm đến chưa hết hạn hợp đồng với câu lạc bộ chủ quản, hoặc sở hữu cầu thủ (do đào tạo trẻ) bên mua sẽ phải làm việc chính thức với câu lạc bộ đó.

Bên bán có thể yêu cầu bên mua phải trả thêm tiền trong tương lai nếu cầu thủ đoạt cúp. Bên mua có thể đưa ra điều khoản về tiền thưởng theo hiệu suất và trả thêm thù lao khi sử dụng hình ảnh của cầu thủ nếu anh ta được coi là người nổi tiếng.

Như vậy có thể hiểu, để đưa Công Phượng về Bỉ, Sint-Truidense phải đàm phán với Hoàng Anh Gia Lai về mức phí chuyển nhượng cũng như điều khoản.

chuyen-nhuong-cong-phuong-xuan-truong-hoang-anh-gia-lai-thu-ve-bao-nhieu
Bầu Đức là người đã mời HLV Park Hang Seo về dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và trả lương cho vị chiến lược gia Hàn Quốc này. Ảnh: Nguyễn Đăng.

Trong lần hiếm hoi nói về thu nhập Công Phượng bầu Đức bật mí: “Các bạn hãy tính con số dùm tôi nhé. Mỗi cầu thủ nhận mức lương tháng cao nhất ở V-League là bao nhiêu? Cao lắm từ 30 đến 35 triệu đồng. Công Phượng chơi bóng tại Sint Truiden cao gấp 10 lần như thế. Nghĩa là một tháng người ta trả khoảng 300-400 triệu không sướng hơn chơi bóng ở Việt Nam à?”.

Như vậy với mức thu nhập cao trên có thể hiểu Sint-Truidense phải trả mức phí không nhỏ để có được Công Phượng.

Trong bối cảnh đó liệu khoản thu đó có giúp doanh nghiệp Bầu Đức bớt khó khăn?. Chắc chắn là không đơn giản Bầu Đức không lấy bóng đá để làm kinh doanh, vì nếu kinh doanh chắc chắn Bầu Đức chọn hướng khác.

Băng chứng là việc, trong bối cảnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai gặp khó khăn nhưng khoản đầu tư cho bóng đá của Bầu Đức lại tăng lên.

Nửa đầu năm qua, HAGL tiếp tục lâm vào tình trạng thu lỗ khi doanh thu thuần thu về chỉ đạt 923 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng (68%) so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu không đủ bù chi phí, kết quả công ty này ghi nhận khoản lỗ ròng sau thuế 691 tỷ đồng sau nửa năm, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 100 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn khoản lỗ của HAGL đến từ việc hợp nhất báo cáo tài chính với công ty con HAGL Agrico.

Ngoài việc chi phí lãi vay tăng cao, phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ và chi phí vận chuyển tăng, HAGL còn ghi nhận khoản lỗ khác hơn 300 tỷ đồng do đánh giá lại các tài sản không hiệu quả, và điều chỉnh chi phí chuyển đổi vườn cây ăn trái.

Giữa khó khăn, hầu hết mảng kinh doanh của HAGL này đều bị thu hẹp trong nửa năm qua, từ trồng cây ăn trái, cung cấp dịch vụ cho tới bán sản phẩm, hàng hóa, phụ phẩm. Chi phí cho việc phát triển các mảng kinh doanh cũng bị cắt giảm đáng kể. Trong đó, chi phí phát triển vườn cây ăn trái (mảng kinh doanh chủ đạo hiện tại của tập đoàn) đã giảm hơn 18 lần so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính cho biết số tiền mà công ty này rót vào lĩnh vực bóng đá nửa năm qua lại tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ.

Cụ thể, khoản mục chi phí trả trước dài hạn cho biết HAGL đã chi hơn 47 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo tại học viên bóng đá HAGL - JMG, tăng 60% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, công ty còn ghi nhận 32 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại học viện bóng đá này tính đến cuối tháng 6 năm nay.

Những năm trước đó, dù hoạt động kinh doanh đi xuống hay đối mặt với áp lực trả nợ lớn, khoản chi phí cho hoạt động đào tạo học viện bóng đá tại HAGL luôn được duy trì ở mức 40-50 tỷ đồng mỗi năm.

Nếu tính từ giai đoạn thành lập học viên bóng đá (2007) đến nay, riêng chi phí đào tạo học viện hàng năm đã ngốn của bầu Đức không dưới 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, là các khoản chi phí xây dựng cơ bản hàng chục tỷ đồng, chi phí đi lại, ăn ở, tập huấn cho các học viên.

Trước đó, khi còn duy trì thương hiệu Arsenal song hành cùng Học viện HAGL - JMG, trung bình mỗi năm bầu Đức phải trả cho phía câu lạc bộ nước Anh không dưới 4-5 triệu USD.

 

Công ty lỗ nặng, bầu Đức vẫn chi gấp rưỡi cho bóng đá

Lỗ ròng 691 tỷ đồng sau thuế nửa đầu năm, nhưng khoản chi cho việc đào tạo bóng đá tại Hoàng Anh Gia Lai vẫn được bầu Đức duy trì, thậm chí còn tăng so với cùng kỳ.

 

Tỷ phú Trần Bá Dương trở thành cổ đông lớn tại công ty bầu Đức

Giao dịch mua 50 triệu cổ phiếu HNG ngày 7/8 khiến sở hữu của ông Trần Bá Dương tại HAGL Agrico tăng từ 30 triệu cổ phiếu HNG tương ứng tỷ lệ 3,38% vốn cổ phần lên 80 triệu cổ phiếu HNG tương ứng tỷ lệ 9,02% vốn cổ phần và chính thức đưa Chủ tịch THACO trở thành cổ đông lớn của HAGL Agrico.

 

Bầu Đức đang là 'chủ nợ' của Hoàng Anh Gia Lai

Dù nhận được sự hậu thuẫn đáng kể về tài chính nhưng Hoàng Anh Gia Lai vẫn báo lỗ gần 700 tỷ, doanh nghiệp này còn phải vay 2.500 tỷ đồng từ Bầu Đức.