Có nên tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc?

Thứ ba, 11/06/2019, 05:52 AM

Bộ Công thương đề cập đến giải pháp tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc do nguồn cung trong nước đang dần cạn kiệt, không có nguồn dự phòng.

co-nen-tang-nhap-khau-dien-tu-trung-quoc
Bộ Công thương đề cập đến giải pháp tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc do nguồn cung trong nước đang dần cạn kiệt, không có nguồn dự phòng. Ảnh minh họa

Bộ Công thương giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đàm phán với Công ty Lưới điện Phương Nam (CSG) của Trung Quốc để tăng nhập khẩu điện Trung Quốc qua các đường dây 220 kV hiện hữu và phối hợp CSG đầu tư hệ thống Back To Back để tăng mua điện từ năm 2022 mà không phải thực hiện tách lưới;

Nghiên cứu mua điện qua cấp điện áp 550 kV để có thể mua từ năm 2025 và chấp thuận chủ trương tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc trong thời gian tới.

Hai bên đàm phán, thống nhất về phương án nhập khẩu và các điều khoản thương mại, giá điện trong từng giai đoạn.

Trước đó,  tại hội thảo “Tìm giải pháp phát triển nguồn điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”, ông Lê Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cho biết hiện Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 1.000MW điện từ Trung Quốc và Lào. Dự kiến sẽ mua thêm điện từ hai quốc gia này khoảng 3.000MW vào năm 2025 và 5.000MW năm 2030.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, nguyên nhân Việt Nam phải tăng nhập khẩu điện là do nguồn cung trong nước đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, nhiều dự án chậm tiến độ thi công, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng.

Cụ thể, đến nay cơ bản đã khai thác hết các nguồn thủy điện lớn và vừa, chỉ còn một số ít dự án thủy điện nhỏ, hiệu quả thấp đang khai thác dần với khoảng 4.000-5.000MW. Do vậy, điện năng sản xuất từ thủy điện đến năm 2030 chỉ còn chiếm khoảng 12,4%.

Cả giai đoạn 15 năm, từ 2016-2030, tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành khoảng 78.300MW, thấp hơn so với dự kiến của Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh trên 17.500MW, trong đó chủ yếu thiếu hụt trong các năm từ 2018-2022.

Do đó, dẫn đến tình trạng hệ thống điện từ chỗ có dự phòng nguồn điện 20%-30% trong các năm 2015-2016 nhưng đến năm 2018-2019, hầu như không còn dự phòng và sang giai đoạn 2021-2025 sẽ rơi vào tình trạng thiếu nguồn cấp điện.

Trước phương án tăng cường nhập khẩu điện, nhất là từ Trung Quốc mà Bộ Công thương dự tính, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng việc mua điện từ Trung Quốc là cần thiết.

Miền Nam có nguy cơ thiếu điện, nhưng để tải 4.000-5.000 MW vào thì không thể được vì hiện nay mạch 1 chỉ tải được khoảng 2.000-2.500 MW, lúc căng nhất là 3.000 MW, mạch 3 hiệu quả hơn thì đang làm, mạch 2 thì dựa trên mạch 1 là chính.

Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khẳng định, việc nhập khẩu điện, nhất là từ Trung Quốc, không phải là giải pháp căn cơ. Điều quan trọng cần làm là phải đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện trong miền Nam.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 60.000 MW, trong đó thủy điện lớn và thủy điện tích năng chiếm khoảng 30,1%; nhiệt điện than và khí khoảng 57,6%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo khoảng 9,9%; nhập khẩu điện khoảng 2,4%.

Đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 96.500 MW trong đó thủy điện lớn và thủy điện tích năng chiếm 21,1%; nhiệt điện than và khí 64,9%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 12,5%; nhập khẩu điện khoảng 1,5%.

Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 129.500 MW trong đó thủy điện lớn và thủy điện tích năng chiếm 16,9%; nhiệt điện than và khí 57,3%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 21%; nhập khẩu điện khoảng 1,2%.

"Tỷ lệ nhập khẩu điện thời gian tới có thể tăng lên 5-7% nhưng vấn đề ở chỗ nguồn điện mua từ Lào không lớn lắm, còn nguồn của Trung Quốc liệu có cung cấp cho Việt Nam hàng ngàn MW không, cái đó do Trung Quốc quyết định. Dĩ nhiên, đã phải đi mua điện là có rủi ro do phụ thuộc", ông Trần Viết Ngãi nhận định.

 

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: EVN độc quyền mà luôn lỗ thì có nên tiếp tục nữa hay không?

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho rằng: "Không phải ngẫu nhiên chọn thời điểm chuyển mùa để tăng giá bởi "cứ tăng đổ cho thời tiết là hợp lý nhất... Lần nào tăng giá điện cũng nói là có thêm nguồn kinh phí để tái đầu tư ngành điện, nhưng một doanh nghiệp độc quyền luôn luôn lỗ thì có nên tiếp tục nữa hay không?"

 

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: EVN chọn đúng lúc trời nắng nóng để tăng giá điện...

Thảo luận về việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, tăng giá điện ai cũng nói lợi nhưng lợi đâu chẳng thấy...

 

Chính phủ báo cáo gì với Quốc hội về số tiền hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng của EVN

Tại báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Công Thương thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương thông tin cụ thể số tiền hơn 42.000 tỷ đồng gửi ngân hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).