Coi bằng đại học tại chức như chính quy: ‘Kẽ hở tuyển dụng con cha, cháu ông’

Thứ sáu, 23/11/2018, 05:57 AM

Ở góc nhìn một giảng viên đại học, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, xếp bằng đại học chính quy có giá trị như bằng tại chức, văn bằng 2, liên thông, từ xa là hoàn toàn sai, thiếu cơ sở.

coi-bang-dai-hoc-tai-chuc-nhu-chinh-quy-ke-ho-tuyen-dung-con-cha-chau-ong
Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp bằng đại học chính quy có giá trị như bằng tại chức. Ảnh minh họa

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vừa được Quốc hội vừa thông qua với 408 đại biểu tán thành (chiếm 84,12%). Trong đó có quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do các hình thức đào tạo khác nhau, nghĩa là bằng hệ đào tạo đại học chính quy có giá trị như bằng tại chức, văn bằng 2, liên thông, từ xa.

Dù Quốc hội đã thông qua nhưng nhiều ý kiến của giáo viên, người tuyển dụng lo lắng về chất lượng có sự khác biệt giữa các trường ở các hệ đào tạo hiện nay.

Liên quan đến vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP HCM dưới góc nhìn của một giảng viên đại học.

Áp đặt hành chính phi thực tế

Trong hệ thống giáo dục đại học chúng ta có nhiều hệ đào tạo từ chính quy, tại chức, văn bằng hai, liên thông, từ xa. Mỗi hệ đào tạo được mở ra người học hoàn thành đều có bằng chung là đại học nhưng giá trị khác nhau.

Điều này lý giải tại sao trong bằng đại học lại ghi rõ cử nhân đại học hệ: Chính quy, liên thông, từ xa….mà không phải chỉ đơn thuần là cử nhân đại học.

Từ sự khác nhau đó nên nếu xếp bằng đại học chính quy có giá trị như bằng tại chức, văn bằng 2, liên thông, từ xa là hoàn toàn sai, thiếu cơ sở.

Nói cách khác đây là một sự áp đặt hành chính, không thực tế.

Trước đây nhiều người hoàn cảnh không được đi học nên đặt ra chuyện học tại chức đề chuẩn hóa, để nâng lương…

coi-bang-dai-hoc-tai-chuc-nhu-chinh-quy-ke-ho-tuyen-dung-con-cha-chau-ong

Bây giờ nền giáo dục phát triển toàn diện, người đi học tại chức phần lớn là không đủ sức đậu vào đại học. Không đỗ được đại học, họ đi làm rồi mới học tại chức nhằm mục đích tăng lương, mục đích được tuyển vào chính thức.

Học tại chức cả thầy, cả trò đều biết rằng, đấy là học không đúng, học không thực.

Thầy dạy chất lượng thấp hơn, trò cũng biết “tôi là tại chức, tôi bận đi làm”. Cuối cùng thầy dễ dàng cho điểm đậu. Với cách học và dạy như vậy thì làm sao bằng tại chức tương đương với chính quy được.

Nói thật không chỉ tại chức, trong hệ giáo dục của mình còn có hình thức đào tạo nữa tôi cho rằng rất tệ hại chính là liên thông. Liên thông là đánh lừa người học, làm thấp bằng cấp.

Tôi đọc báo, xem tivi thấy vừa qua có vị thứ trưởng của một Bộ có nói vấn đề học sinh họp học xong lớp 9 có thể học nghề sau đó liên thông đại học, cao đẳng. Cách nói như vậy không đúng, dễ hiểu theo nghĩa khuyến khích học sinh nghỉ học sớm đi học nghề. Học nghề ít nhất cũng phải hoàn thành chương trình THPT.

Học xong lớp 9 trình độ bao nhiêu mà nói sau đó liên thông lên cao đẳng. Nên nhớ cao đẳng và đại học tương đương nhau cùng cử nhân, chỉ trung cấp thấp hơn. Lấy lớp 9 học lên cao đẳng không thực chất.

Kẽ hở tuyển dụng “con cha cháu ông”

Trở lại vấn đề, quy định bằng đại học tại chức giá trị tương đương với chính quy là điều vô lý, mang tính áp đặt hành chính chỉ có ý nghĩa với tuyển dụng khối nhà nước.

Thực tế nhà tuyển dụng khi xem xét phỏng vấn có quyền loại ứng viên đại học tại chức vì xét thấy không đạt yêu cầu. Người ta không tuyển vì chất lượng không đạt chứ không phải vì bằng cấp chính quy hay tại chức.

Chính người học tại chức cũng tự hiểu năng lực, trình độ cũng như giá trị tấm bằng của họ thấp hơn chính quy thì không thể đặt ngang nhau.

coi-bang-dai-hoc-tai-chuc-nhu-chinh-quy-ke-ho-tuyen-dung-con-cha-chau-ong
Ở góc nhìn một giảng viên đại học, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, xếp bằng đại học chính quy có giá trị như bằng tại chức, văn bằng 2, liên thông, từ xa là hoàn toàn sai, thiếu cơ sở. Ảnh Hoàng Lực

Nói tương đương hay không tương đương không giải quyết được vấn đề. Nhiều nơi không chỉ khu vực tư nhân mà ngay nhà nước thông báo không tuyển dụng tại chức.

Vì thế đề nghị bỏ đại học tại chức đi, lãng phí không đảm bảo chất lượng.

Trường Bách khoa TP HCM một thời kỳ đào tạo tại chức ở  địa phương. Cụ thể, địa phương tuyển dụng lao động đi làm, địa phương ký với trường để đưa giảng viên xuống dạy tại chức ở địa phương. Dạy địa phương thù lao cao, kinh phí lớn, hệ lụy đào tạo một đám tại chức chất lượng thấp nhưng vẫn tốt nghiệp đại học bách khoa bằng tại chức.

Có bằng đại học tại chức họ nghiễm nhiên ngồi làm việc cơ quan sở, ngành, phòng ban ở địa phương. Trong khi sinh viên tốt nghiệp chính quy tại địa phương có trình độ hơn nhưng không được tuyển dụng.

Tương tự đại học tại chức, đại học từ xa nếu quy định tương đương với chính quy cũng là sai.

Đào tạo từ xa hay tại chức dù danh nghĩa gì không bằng chính quy. Việc Luật đưa ra có giá trị tương đương tôi nghỉ chỉ có giá trị tuyển dụng trong cơ quan nhà nước mà thực chất tạo ra kẽ hờ cho con, em, cháu cha lách vào cơ quan nhà nước.

 

Cập nhật tin bão số 9 mới nhất 21h ngày 22/11: Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn, lũ

Tin bão mới nhất cơn bão số 9 đã phát đi những thông tin cảnh báo gió mạnh trên biển, mưa lớn và lũ trên đất liền.

 

Chủ tịch Hà Nội: Một số cán bộ ngại va chạm, tiếp xúc với báo chí

Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định không “ngăn sông cấm chợ” báo chí tiếp cận thông tin. Nhưng thực tế có một số cán bộ ngại va chạm, tiếp xúc với báo chí.

 

Bổ nhiệm nhân sự mới Văn phòng Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Văn phòng Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư lệnh Thủ đô vừa có quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo mới.