Con giáp thứ 13 là con gì

Thứ hai, 22/02/2016, 19:21 PM

Con giáp thứ 13 là con gì vẫn luôn là đề tài muôn thuở, đặc biệt trong các buổi “trà dư tửu hậu”, những lúc phiếm chuyện.

Con giáp thứ 13 là con gì?
Sau 12 con giáp, con giáp thứ 13 là con gì?

Con giáp thứ 13 là con gì vẫn luôn là đề tài muôn thuở, đặc biệt trong các buổi “trà dư tửu hậu”, những lúc phiếm chuyện. Những lúc để tôn vinh hay giễu cợt một ai đó hay một chuyện gì đó, người ta lôi một trong những con giáp ra để đại diện cho lời nói và ý nghĩ của mình. 12 con giáp thì ai cũng biết nhưng con giáp thứ 13 (hay thậm chí 14, 15 theo trào lưu hiện đại ngày nay) là gì thì còn nhiều tranh cãi.

Đầu tiên cần tìm hiểu về 12 con giáp, tại sao ban đầu chỉ có 12 con và sau này cũng vậy. Con giáp thứ 13 là con gì?

Vòng tròn 12 con giáp là cách thức dân gian mà người Trung Quốc dùng để chỉ các năm. Chúng được lặp lại cứ sau mỗi 12 năm. Theo truyền thuyết Trung Quốc, một ngày nọ có 12 con vật muốn quyết định thứ tự nắm giữ các năm. Chúng hỏi ý Thượng đế và Người đã tổ chức một cuộc thi: Ai đến được bờ sông bên kia sớm nhất sẽ là con thú đứng đầu, và còn lại sẽ được quyết định dựa trên thứ tự về đích.

12 con thú tập trung tại bờ sông và bắt đầu thi. Con Trâu không biết rằng con Chuột đã lén leo lên lưng nó. Khi Trâu chuẩn bị đến đích thì chuột đã nhanh chân nhảy lên và chiến thắng. Về sau cùng là con heo lười biếng. Chính vì vậy con vật đầu tiên của 12 con giáp là chuột, kế đến là bò và cuối cùng là heo.

Cuộc chạy đua quyết định thứ tự

Sau Chuột, Trâu là con vật thứ hai đến đích.

Vất vả khi phải vượt qua con sông mà cứ phút chốc là suýt bị nhấn chìm bởi dòng nước mạnh, Hổ cũng đã về thứ ba.

Bằng cách nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác với đôi chân nhanh nhẹn, Thỏ đã đến đích thứ tư.

Thứ năm là Rồng, vừa bay tới vừa nhả lửa trên bầu trời. Thượng Đế thắc mắc tại sao một con vật mạnh mẽ như Rồng lại không đến đích đầu tiên, Rồng trả lời vì nó còn phải dừng lại giữa đường, làm mưa giúp dân dưới trần thế.

Ngay sau Rồng là Ngựa, đến đích bằng một cú phi nước đại. Nhưng đột nhiên Rắn lại xuất hiện rên móng guốc Ngựa làm Ngựa hoảng sợ nhảy lại một bước phía sau, nhường chỗ thứ sáu cho nó. Ngựa đành nhận lấy chỗ thứ bảy trong 12 con giáp. Cách đó không xa, ba con vật: Cừu, Khỉ và Gà đang chạy tới đích.

Gà chia tấm ván cho cả Cừu và Khỉ cùng ngồi, một lúc sau tấm ván cũng tới được bờ. Hoàng đế vô cùng cảm kích trước sự đoàn kết của chúng liền cho Cừu đứng thứ tám, Khỉ thứ chín và Gà thứ mười trong danh sách 12 con giáp.

Thứ mười một là Chó. Để giải thích cho sự chậm trễ của mình, mặc dù là con vật bơi giỏi nhất, Chó nói mình đã ngừng lại khá lâu để tắm rửa trên dòng sông.

Sau Chó, con vật cuối cùng là Heo. Câu nói “Heo lười” cũng là từ sự việc này, khi trên đường tới đích, Heo đã ngừng lại ăn uống và cuối cùng là ngủ quên mất.

Trong danh sách 12 con vật kể trên không hề có sự xuất hiện của chú mèo vì theo truyền thuyết 12 con giáp của người Trung Quốc thì chú mèo đã không hề tham gia cuộc thi chạy đua này.

Thật ra, Mèo và Chuột từng chơi rất thân với nhau. Vì có rất nhiều câu chuyện xung quanh truyền thuyết 12 con giáp, nên cũng có rất nhiều lý do giải thích sự hận thù giữa Mèo và Chuột. Mà phổ biến nhất là: khi Thượng Đế thông báo về cuộc đua giữa các con vật dưới trần thế, Mèo nhờ Chuột sang gọi mình vào ngày tổ chức. Tuy nhiên, Chuột quên mất lời hứa của mình, bỏ Mèo ngủ ở nhà. Mèo tỉnh dậy thì bữa tiệc kết thúc, 12 con giáp cũng được sắp xếp xong. Mèo và Chuột từ đó trở thành kẻ thù của nhau.

Trong truyền thuyết Việt Nam thì Mèo là anh em của Hổ nên khi đi lên thiên đình cả hai con đều được trở thành linh thú. Cũng có người nói rằng với Việt Nam thì hình ảnh chú Mèo là thân thiết và gần gũi hơn với con người (giống như Chó) cho nên chú Mèo được chọn là hình ảnh con giáp thứ tư thay thế cho Thỏ.

Người xưa quan niệm Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành. Lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).

 

Việc tính giờ theo can chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con vật. Con giáp thứ 13 là con gì?

Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.

Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.

Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.

Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.

Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ không có thực.

Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.

Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao.

Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.

Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.

Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng.

Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.

Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

con-giap-thu-13-la-con-gi
Nhiều truyền thuyết đưa con thỏ thay cho con mèo vào bảng 12 con giáp. Thế, Con giáp thứ 13 là con gì?

 

Như vậy qua thông tin nêu trên (qua quan niệm về văn hóa khác nhau) thì một ngày đã đủ để “chứa” 12 con.

Vậy còn các con khác có được tính hay không và tính như thế nào. Con giáp thứ 13 là con gì?

Sư tử không được xếp vào trong thập nhi chi! Lý do có thể là loài vật này có gốc gác cách xa châu Á và văn hóa phương Đông.

Một con vật khác ở Việt Nam cũng rất nổi tiếng là voi, rất gần gũi với đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhưng voi vẫn không được xếp vào hàng 12 con giáp mà chỉ có thể là 13 theo sự ưu ái của một ai đó!

Trong bộ tứ linh Long Ly Quy Phượng thì chỉ có một mình “Long” tức con Thìn là có mặt trong 12 con giáp. Các linh vật còn lại như Ly (Lân), Quy, Phượng đều không lọt vào danh sách (không phải là biểu tượng trong hệ can chi). Đây đều là các linh vật biểu tượng rất đẹp. Rất tiếc khi có cặp Tý- Mão nhưng Long (Thìn) Phượng thì không.

Một con vật khác cũng nổi danh không kém khi không chỉ gắn bó với cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn đi vào cổ tích, truyền thuyết, đó là con cóc hay còn gọi là cậu ông trời! Mặc dù rất nhỏ bé và có “uy lực” nhưng cóc vẫn không lọt trong danh mục 12 con giáp. Vậy Con giáp thứ 13 là con gì?

Con giáp thứ 13 là con gì: Con Già!

Trong giao tiếp, đôi khi không tiện cho việc hỏi rõ số tuổi của đối phương, người ta thường khéo hỏi anh/chị/bạn cầm tinh hay tuổi con gì. Mục đích để biết “tuổi lớn nhỏ” cho dể xưng hô khi nói chuyện hay giao lưu trên bàn nhậu,… Trong lúc ngà ngà say hoặc là trêu nhau, người ta có thể trả lời là: tôi tuổi con giáp thứ 13 hoặc sau tuổi Hợi (con giáp thứ 12) và kết luận là Tuổi Già! Tuổi già hay tuổi con Già – một cách nói khác hài hước của tuổi con giáp thứ 13.

 

Và con giáp thứ 13 là con gì? Không ai khác chính là con người.

Gần đây trên mạng xã hội phát sinh một loại con giáp thứ 13 khác (cũng ám chỉ con người) mang ý nghĩa dung tục và rất phản cảm, được “phóng tác” bởi cư dân online căn cứ vào thực trạng của showbiz đó là con "Ph..." (Nghĩa tục tĩu, xấu - chỉ người đàn bà kiếm tiền bằng thân xác).

Đây là một suy nghĩ hết sức tiêu cực, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Việt. Việc ám chỉ hay “mắng chửi nhau” bằng hình tượng con giáp thứ 13 là con "Ph..." cho thấy văn hóa trong một số tầng lớp thanh niên đã xuống cấp nghiêm trọng. Hình tượng 12 con giáp thật đẹp đã bị biến dạng méo mó để trở thành công cụ bất đắc dĩ “chặt chém”, “dìm hàng” bằng lời nói hay bàn phím cho sướng “mồm” của không ít người hiện nay.

 

Xem sao hạn năm 2019 của 12 con giáp

Xem sao hạn năm 2019 của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi...

 

Loạt tượng 12 con giáp ở Quảng Ninh gây 'sốt' vì hình thù kỳ dị

Tượng 12 con giáp được đặt ở quảng trường 30/10 (TP Hạ Long, Quảng Ninh) lâu ngày không được chăm sóc, vun trồng nên cỏ dại mọc kín, trở thành những hình thù kỳ dị và không kém phần hài hước.