Con hổ Leng (Kỳ 8)

Thứ hai, 26/02/2018, 00:33 AM

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc truyện ký đặc biệt về Con Hổ Leng vào lúc 7h sáng hàng ngày.

Con gái Hà Nhì cũng nổi tiếng là đẹp và có cuộc sống tình dục khá phồn thực, thoáng đạt. Mười ba, mười bốn tuổi, khi mà có dòng máu chảy ra từ chỗ “đẻ ra đã có” thì con gái bắt đầu kiếm con trai để “đục lỗ”. Ðám trai gái chọn một quả đồi thấp, trên đó có cây thưa và cỏ mỏng làm nơi tụ bạ vào những đêm trăng rằm…

Nơi con Leng và lão chồng già đang sống những ngày hạnh phúc là khu rừng thuộc xã Mường Tùng.

Dân Mường Tùng chủ yếu là người Mông và có một ít người Thái Ðen. Gần đây, người Mông di cư hết vào Ðắk Lắk, Kon Tum… Người Mông đi tới đâu là rừng ở đó chết. Họ phá tất, đốt tất… chỉ để mỗi việc, trồng lúa, trồng ngô, rồi lấy ngô, lúa nấu rượu… Không biết tích lũy, không biết cách làm ăn, sống bữa nay, không lo bữa mai… Chính vì thế mà người Mông cứ mãi nghèo. Khắp dải biên giới phía Bắc, nơi nào có người Mông là nơi ấy rừng bị tàn phá. Chính quyền có đến vận động họ làm lúa nước, trồng rừng và ở đâu phải ở đấy, không sống du canh thì họ bảo: “Ðất này là đất Chính phủ nhé. Ðất nhà mày đâu mà mày giữ. Người Mông tao quen làm ăn thế rồi. Không phải dạy khôn”.

Nhưng người Mông lại không phải là những thợ săn giỏi, mà chính người Thái Ðen và người Kinh mới là thợ săn tàn ác bậc nhất, thâm hiểm bậc nhất và tham lam bậc nhất. Với hai tộc người này, họ bắt, họ ăn, họ ngâm rượu, họ nấu cao… bất cứ con gì ngọ nguậy được, kể từ con giun đất đến con hổ. Thứ bay trên trời, thứ chui trong hang, thứ sống trên cây, thứ lặn dưới nước… loài nào cũng bị đánh bắt, tận diệt.

Cán bộ kiểm lâm về xã, họp thợ săn lại, công bố danh sách những loài thú nằm trong danh sách được bảo vệ, trong đó có hổ, báo, voi, vượn trắng… Nhưng rồi cũng chính đám nhân viên kiểm lâm ấy lại bảo kê cho đám thợ săn đi bắn thú. Chúng mua những bình rượu hàng chục lít ngâm tay gấu với xuyên khung, tam thất và dâm dương hoắc; chúng bỏ ra cả cây vàng để mua những bình rượu ngâm cả bộ rắn hổ chúa, rắn ráo và cạp nong… Chúng không tiếc tiền mua bào thai hổ về ngâm rượu, chúng bỏ ra cả cây vàng để mua pín hổ về phơi khô rồi thái mỏng, sao vàng, tán thành bột, trộn với bột cà dê và thêm chút tam thất… Nói tóm lại, người dân thì phá rừng, bắn thú bất hợp pháp, còn đám cán bộ, nhân viên kiểm lâm ở khu rừng cấm Mường Mun thì phá rừng, bắn thú… hợp pháp.

Xã Mường Tùng có 5 bản và đi từ trung tâm xã tới bản xa nhất là bản Pó, nằm sát đường biên giới với Lào phải mất gần một ngày đường. Ngày xưa, muốn đi về huyện Mường Báng, người Mường Tùng phải cuốc bộ mất gần ba ngày và qua hơn chục con dốc. Dốc dài nhất là 20 cây số, dốc ngắn cũng 8 cây số, phải lội qua có tới năm chục con suối.

Mường Tùng, Mường Mun là hai xã nghèo đến khốn khổ của huyện Mường Báng. Trước thập niên 80 của thế kỷ trước, ở huyện Mường Báng còn không có chợ, không có một mái nhà ngói - kể cả nhà ủy ban, huyện ủy. Từ tỉnh đi vào huyện, chỉ có hai đường: Ðường bộ dài hơn trăm cây số, mà là đường mòn, phải đi mất ba ngày. Ðường thủy thì phải ngược dòng sông Ðà, cũng hơn 70 cây số… Xã Mường Mun và Mường Tùng chỉ có hơn ngàn dân, sống rải rác quanh khu rừng cấm Mường Báng. Khu rừng cấm quốc gia Mường Báng được thành lập từ năm 1963 và có diện tích gần 1.200km 2 gồm diện tích của 5 xã, mà trong đó diện tích lớn nhất là xã Mường Mun và Mường Tùng.

Xã Mường Mun có diện tích tới gần 600km 2, nằm lọt thỏm trong khu rừng cấm. Hướng Tây thì dựa vào dãy núi Si Pa, hướng Ðông quay mặt vào phía Ðông của rừng cấm. Xã Mường Mun có 7 bản và hơn ngàn dân, nhưng chủ yếu là người dân tộc Hà Nhì. Người Thái và người Hoa ở hai bản nằm ngoài bìa rừng cấm. Bản người Hoa có cái tên rất hay là Giàng Ly Tra, còn bản người Thái có tên là bản Mo Cứ vì nằm ven suối Mo Cứ, một con suối nhỏ đổ vào suối Leng. Không ai hiểu được Giàng Lý Tra là nghĩa thế nào, nhưng nghe nói, bản này thời xa xưa là do một người Mông bên Trung Quốc tên là Lý Tra đến lập bản. Khi người này chết, dân bản tôn là “vua” là “trời”, nên mới có chữ “giàng”. Những người Hoa ở bản Giàng Ly Tra chủ yếu làm nghề buôn bán vặt. Họ thường ngược dòng sông Ðà, lên tận thác Kẻng Mỏ để buôn hàng Trung Quốc. Nhưng người Hoa nay sống rất hòa thuận với bà con Hà Nhì và cũng đã có những cặp trai gái nên vợ nên chồng. Nhưng đến năm 1978, chả hiểu sao, một số người Hoa lại nghe lời xúi bẩy từ bên kia biên giới và trở mặt nhanh như bàn tay. Họ rêu rao rằng, đất Mường Báng vốn là của Trung Quốc và họ bảo, ai theo Trung Quốc sẽ được Chính phủ cấp cho nhiều vải, muối và sẽ có cuộc sống giàu có… Thấy tình hình diễn biến ngày một xấu, chính quyền buộc phải đẩy toàn bộ số người Hoa này về tuyến hai của đường biên - nghĩa là cách đường biên giới khoảng 40km… Một số người Hoa đã bỏ về bên kia. Nhưng cũng có những người Hoa khóc như mưa, như gió và quỳ xuống lạy những người Hà Nhì tiễn họ ra đến tận đườn biên.

Ðất rộng, người thưa, bạt ngàn rừng nguyên sinh, chằng chịt suối khe, cheo leo đèo dốc… Vì thế, huyện Mường Báng suốt một thời gian dài như tách biệt với thế giới văn minh. Người dân ở huyện hầu như không biết đến chiếc xe ôtô, không biết đến chợ… Trường học thì chỉ mở đến hết bậc tiểu học. Lên đến lớp 5 là phải ra huyện học nội trú. Mỗi năm 3 lần, bà con được về huyện và nhận muối, dầu hỏa, cùng mỗi người 6m vải đen… tất cả được phát không, bởi có bán cũng chả ai có tiền mà mua.

Người dân của huyện Mường Báng tuy chẳng biết đến xe ôtô, xe đạp, nhưng lại rất biết chiếc máy bay trực thăng.

Ngày ấy, bộ đội biên phòng, giáo viên của ba xã cực Tây là Mường Mun, Mường Tùng và Hua Phăn được tiếp tế bằng… máy bay. Cứ vào dịp tháng 4, trước khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, quân đội phải dùng máy bay chở gạo, thực phẩm hộp, thuốc men, quân trang, quân dụng và đến cả tờ giấy viết cho bộ đội và cho cả nhân dân ở vùng ba xã cực Tây.

Một khoảnh đồng cỏ rộng chừng hơn ba ngàn mét nằm giữa địa phận Mường Mun và Mường Tùng được dùng làm sân bay. Mỗi khi có máy bay, bà con các bản lại gùi mật ong hoặc mang các loại sản vật của núi rừng như măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, tam thất, mật gấu, gạc nai, sừng hươu, các loại cao… về bán cho bộ đội không quân hoặc đổi lấy pin đèn, xăng máy bay và nhiều thứ hàng hóa linh tinh ở dưới xuôi mang lên. Mật ong rừng vùng này nhiều vô kể. Mùa tháng 3, tháng 4, nhà nào cũng có hàng trăm lít mật ong. Ăn không hết, bán chẳng được vì có chợ búa gì đâu, gùi về huyện thì chả bõ cõng đường dài… Thế là mật ong được dùng thay… xà phòng, để gặt quần áo.

Cũng có khi họ “mua vé máy bay” bằng một ống bương mật ong dài cả mét chưa được đến gần hai chục lít để được bộ đội cho ngồi lên trực thăng, lượn một vòng…

Người Mông quen nói gì cũng cụ thể. Nói ôtô có bốn bánh, họ chưa tin nhưng không phản đối vì có 4 cái bánh thì không đổ được. Nhưng nói có cái xe đạp, chỉ có hai bánh mà chạy bon bon, họ dứt khoát không tin. Còn cái máy bay, họ có thể mô tả rất sinh động: “Úi… cái máy bay… bụng nó tròn tròn như bụng vợ tao sắp đẻ nhé. Lúc đầu, nó kêu gừ gừ… gừ gừ… như mèo cái gọi đực… Rồi cái chong chóng nó quay, nó quay… quay tít vù vù. Chong chóng nó làm gió làm tốc váy bọn con gái… Túm lại cũng không được đâu nhé. Rồi nó nhấc nhấc ba cái chân có hai bánh to, một bánh bé lên… Thế là nó đưa tao lên trời. Lên cao tít… cao tít… tao thò đầu ra, thấy cái nhà chỉ còn bé bằng cái chuồng bò, con bò chỉ như con chó…”.

Cuộc sống của người dân vùng cực Tây Mường Báng thật cơ cực hết chỗ nói.

Người Hà Nhì, người Thái, người Giáy ở Mường Báng thì còn khá, chứ người La Hủ, Khù Sung, người Cống, người Mảng… thì quanh năm đói và họ sống chủ yếu nhờ rừng và cá suối.

Người dân tộc Mảng thì dân số cứ giảm dần bởi có một tục lệ kết hôn cùng dòng giống. Chính thứ hủ tục này làm cho thanh niên trai tráng ở Mường Báng cứ ốm o, gầy mòn và rất hiếm người thọ hơn 60. Chính quyền, bộ đội biên phòng, rồi cả giáo viên dưới xuôi đến cắm bản vận động, giáo dục, thuyết phục thế nào cũng không được. Chính quyền phải ra lệnh cấm, không cấp giấy đăng ký kết hôn, nhưng họ vẫn phớt lờ… Rượu và lấy nhau trực hệ đã khiến cho dân số người Mảng ngày một giảm. Có bản ba chục nóc nhà, chỉ còn chưa đầy 150 người… Trong khi đó, người Mông, người Thái và người La Hủ thì lại sinh đẻ vô tội vạ. Rừng thì mỗi ngày một thu hẹp dần. Khu rừng cấm Mường Mun ngày xưa rộng mênh mông. Ði từ cửa rừng phía Ðông đến đỉnh Co Luông, là gần hai ngày đường. Còn đi từ cửa rừng phía Bắc xuống cửa rừng phía Nam là xã Mường Bung, thì phải hơn ba ngày…

Theo thống kê của kiểm lâm, vào năm 1964, rừng cấm Mường Mun có 70 con voi, 50 con hổ, có khoảng 300 trâu rừng, bò rừng, còn gấu, nai, hoẵng, lợn rừng… thì không thể tính được. Ngày ấy, Mường Mun là khu rừng cấm có mật độ thú rừng cao nhất ở miền Bắc.

Người dân các xã sống quanh rừng cấm chủ yếu là tự cung tự cấp và gần như hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Trong các tộc người ở đây, thông minh và có chí tiến thủ nhất lại chính là người dân tộc Hà Nhì. Ở huyện Mường Báng, người Hà Nhì chiếm đến gần 1/3 dân số và giữ hầu hết các vị trí chủ chốt của huyện. Người Hà Nhì ham học có cuộc sống khá văn minh. Có điều là vùng này, người trồng thuốc phiện và người nghiện thuốc phiện không ít, nhưng chủ yếu là tập trung vào người Mông, người Khù Sung, La Hủ và người Thái, còn người Hà Nhì thì lại không có ai hút và cũng không trồng. Người Hà Nhì làm ruộng lúa nước từ những năm cuối thập niên 50 - nghĩa là sau khi bộ đội và công an vũ trang tiêu diệt toán phỉ cuối cùng từ phía Trung Quốc tràn sang vào cuối năm 1958. Chỉ tới cuối năm 1959, người dân Hà Nhì ở Mường Mun, ở Hua Phăn, Pa Vây Sử… của huyện Mường Báng đã biết trồng lúa nước.

Con gái Hà Nhì cũng nổi tiếng là đẹp và có cuộc sống tình dục khá phồn thực, thoáng đạt. Mười ba, mười bốn tuổi, khi mà có dòng máu chảy ra từ chỗ “đẻ ra đã có” thì con gái bắt đầu kiếm con trai để “đục lỗ”.

Con hổ Leng (Kỳ 8)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ðám trai gái chọn một quả đồi thấp, trên đó có cây thưa và cỏ mỏng làm nơi tụ bạ vào những đêm trăng rằm… Vào đêm ấy, trai gái ngủ với nhau thoải mái và thường cứ một nàng thì lại phải có hai hoặc ba thằng con trai “phục vụ”. Hỏi tại sao lại chung đụng thế, bọn con gái bảo “có thế mới… bõ ngứa”. Trai gái lên đồi, lúc đầu là hát hò và bài được hát nhiều nhất là bài “Ngủ dưới trăng”:

“Trăng sao sáng thế. Trăng sáng cho ta thấy nhau. Ta thấy nhau thì ta thích nhau… Ta thích nhau thì ngủ với nhau. Ngủ với nhau đừng có tính tiền. Ngủ với nhau đừng có kể, đừng có nhớ…”.

(Phần tiếp theo mời quý độc giả đón đọc vào 7h sáng mai trên Tin tức Việt Nam)

 

Con hổ Leng (kỳ 1)

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc truyện ký đặc biệt về Con Hổ Leng vào lúc 7h sáng hàng ngày.

 

Con hổ Leng (Kỳ 2)

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc truyện ký đặc biệt về Con Hổ Leng vào lúc 7h sáng hàng ngày.

 

Con hổ Leng (Kỳ 3)

Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc truyện ký đặc biệt về Con Hổ Leng vào lúc 7h sáng hàng ngày.