Thứ hai, 18/03/2019, 10:42 AM
  • Click để copy

Công trình in trên tờ tiền 50 ngàn đồng nằm ở đâu?

Cầm trên tay tờ tiền 50 ngàn đồng, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh được in mặt sau của tờ tiền này. Tuy nhiên, công trình này là gì, nằm ở đâu có lẽ vẫn có nhiều người muốn biết.

cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Đó chính là công trình Phu Văn Lâu. Đây được xem là một trong những biểu tượng của Huế và đã được in trên mặt sau của đồng tiền 50 ngàn đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành từ năm 2003.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Nằm bên dòng Hương Giang thơ mộng và trước mặt Kỳ đài Huế, ngày nay, công trình Phu Văn Lâu trở thành một điểm đến của biết bao du khách, tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Theo tìm hiểu, vào đầu thời vua Gia Long (1802 - 1819), đây chỉ là một toà nhà nhỏ có tên Bảng đình, dùng làm nơi công bố các chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, thi Đình cho dân chúng.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Đến năm 1819, Bảng đình được thay thế bằng một toà kiến trúc hai tầng mái với 16 cây cột, xung quanh không có vách, tạo nét thanh tú và độc đáo với tên gọi là Phu Văn Lâu.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Phu Văn Lâu còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức...
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Thời vua Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà sẽ được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên để đưa ra niêm yết tại Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Để tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu, trước đây, có hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên công trình, quy định ai đi qua đây cũng đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Phu Văn Lâu là một tòa nhà lầu cao 11,67 mét, mái lợp ngói ống tráng men vàng (hoàng lưu ly), tòa nhà có 16 cột sơn màu đỏ sậm (4 cột chính xuyên suốt cả hai tầng, 12 cột quân), có hệ thống lan can bao xung quanh, không gian tầng dưới hoàn toàn để trống.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Ở tầng 2, bốn mặt đều dựng đố bản, kiểu đồ lụa khung tranh, hai bên trổ cửa sổ tròn, lan can bên ngoài bằng gỗ. Trên cửa sổ mặt tiền có treo hoành phi sơn son thếp vàng, trang trí dây lá cách điệu “lưỡng long triều nguyệt”. Trong lần tu sửa năm 1974, người ta đã thay thế một số kết cấu gỗ cột, kèo, xuyên bằng xi măng cốt thép.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Mặt trước và hai mặt bên có bậc cấp dẫn lên nền tầng dưới. Bấc cấp phía trước có lan can hình rồng.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Không gian tầng dưới để trống, có cầu thang dấn lên tầng trên.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Hai bên mặt trước có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Mái lợp ngói ống tráng men vàng.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Gần 200 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần, lần sớm nhất vào năm 1905 (sau cơn bão năm Thìn, 1904, Phu Văn Lâu bị hư hỏng nặng).
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Trong khi đó, lần gần đây nhất là vào năm 2015, tập trung vào các hạng mục: Phục hồi nguyên trạng hệ khung gỗ và giàn mái, vách đố bản sơn vàng cùng các họa tiết chạm khắc trang trí thếp bạc phủ kim hoàn, mái lợp ngói âm dương men vàng...
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Qua nhiều lần trùng tu nhưng về phương diện kết cấu kiến trúc không có gì thay đổi đáng kể, vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Phu Văn Lâu thực sự là một di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô Huế. 
cong-trinh-in-tren-to-tien-50-ngan-dong-nam-o-dau
Nhiều du khách dừng chân lại chụp ảnh kỷ niệm cùng Phu Văn Lâu.
 

Dựng nêu trong Đại nội Huế báo hiệu ngày Tết đã đến

Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết thường làm lễ Dựng nêu để báo hiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc đến.

 

Huế ngập sâu trong nước, cá bơi tung tăng ngay cổng Đại Nội

Từ 8 giờ sáng nay, điểm tham quan Hoàng Cung Huế đã mở cửa đón khách trở lại. Mặc dù trời vẫn còn mưa và nước ngập lấp xấp một số khu vực trong Đại Nội, nhưng lực lượng cán bộ công nhân viên Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vẫn tích cực dọn dẹp để có thể đón tiếp du khách trong điều kiện tốt nhất có thể.

 

Thừa Thiên Huế: Công nhận làng nghề chế biến nước mắm Hải Nhuận

Việc làng nghề chế biến nước mắm được công nhận làng nghề truyền thống là động lực để người dân nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu nước mắm Hải Nhuận tiếp tục vươn ra thị trường trong và ngoài nước.

 

Thừa Thiên Huế: Đầu tư 1.900 tỷ đồng phát triển công nghiệp nông thôn

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa đầu tư gần 1.900 tỷ đồng để phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh đến năm 2025.

 

Lễ tế Xã Tắc được tổ chức lúc rạng sáng tại cố đô Huế

Nghi lễ nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân luôn mong mỏi được dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt, người dân có cuộc sống hạnh phúc, cơm no áo ấm.