'Cuộc chiến' tìm người lao động của các công ty Trung Quốc ở Việt Nam

Thứ tư, 05/06/2019, 14:37 PM

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, nhiều công ty Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam, từ đó dẫn đến hậu quả họ phải cạnh tranh khốc liệt về nguồn lao động, South China Morning Post của Hồng Kông ngày 3/6 cho hay.

Các công nhân Việt Nam đang làm việc tại một nhà máy Trung Quốc.
Các công nhân Việt Nam đang làm việc tại một công ty Trung Quốc.

Ở tỉnh Bình Dương, miền Nam Việt Nam, xe tải chen chúc trên một con đường nhỏ dẫn đến cảng từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.

Trong giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối, ùn tắc giao thông có thể kéo dài hơn một giờ, do tắc nghẽn xe tải chở hàng hóa đến và đi từ cảng Cát Lai, bến cảng lớn nhất và bận rộn nhất ở Việt Nam.

Khó khăn trong việc đi lại trên con đường tiếp cận duy nhất vào cảng phản ánh một môi trường ngày càng thách thức đối với các nhà sản xuất Trung Quốc tại Việt Nam, khi các trung tâm sản xuất của Việt Nam ngày càng đông đúc và đắt đỏ.

Một mặt, đầu tư bùng nổ vào Bình Dương giúp tăng doanh thu của công ty xây dựng của Weng Caibing (Trung Quốc) lên 50% trong những năm gần đây. Nhưng bây giờ Weng lại có đau đầu với vấn đề mới. Ngày càng khó tìm kiếm công nhân, nhân viên, đặc biệt là các biên dịch Việt - Trung.

Bốn năm trước, tất cả các công việc sẽ được lấp đầy chỉ trong vòng hai ngày kể từ khi Weng đăng thông báo tuyển dụng trên trang web của công ty. Bây giờ, thật khó để Weng tìm kiếm người lao động, ngay cả khi anh ta trả hơn 2.000 nhân dân tệ (290 USD) mỗi tháng cho các quảng cáo việc làm.

“Số lượng lớn đầu tư của Trung Quốc đã gây ra sự cạnh tranh lớn trong thị trường lao động ở Việt Nam. Trước đây, chỉ cần khoảng 5 triệu đồng/tháng để trả cho một biên dịch giỏi thì giờ đây phải trả tới 15 triệu đồng. Và tôi vẫn đang loay hoay tìm được người làm được việc”, Weng nói với tờ South China Morning Post trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại nhà máy của ông.

Cảnh tắc đường vào cảng Cát Lái diễn ra mỗi ngày.
Cảnh tắc đường vào cảng Cát Lái diễn ra mỗi ngày.

Công ty xây dựng của Weng cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 phút lái xe. Hiện có 30 khu công nghiệp mới trong khu vực này, phục vụ cho các công ty nước ngoài từ Trung Quốc chuyển về đây để tránh giá đất và giá nhân công cao. Trong những tháng gần đây, phong trào này còn gia tăng khi các công ty tìm cách né tránh thuế quan chiến tranh thương mại bị Mỹ áp đặt.

Trong 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kì năm trước.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Đầu tư Nước ngoài của Việt Nam, mặc dù chỉ có 2,1 triệu dân trong số 95 triệu người Việt Nam, Bình Dương đứng thứ ba, sau các thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong năm nay, với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,25 tỷ USD.

Với các chính sách khuyến khích của chính phủ, mức lương tương đối thấp và vị trí gần với Trung Quốc, Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của các công ty Trung Quốc trong những năm gần đây. Ngoài ra, với tư cách thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, Việt Nam trở nên hấp dẫn với thuế quan thấp hơn trong khối 11 quốc gia thành viên.

Trong một ví dụ về cách cuộc chiến thương mại đẩy sản xuất ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam, Man Wah Holdings, nhà sản xuất đồ nội thất hàng đầu có trụ sở tại Hồng Kông, đã mua một trong những nhà máy nội thất lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái và mở rộng nó. Man Li Wong nói: “Chúng tôi tin rằng việc sản xuất tất cả các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ của chúng tôi sẽ được chuyển đến Việt Nam vào năm 2020, với công suất của cơ sở mở rộng của chúng tôi tăng lên 800.000 sản phẩm mỗi năm”.

Các công ty lớn như Man Wah đang làm gia tăng sự cạnh tranh về nguồn lao động. Các nhà sản xuất nhỏ hơn đang phải vật lộn để thu hút nhân viên.

“Mức lương cơ bản mỗi tháng mà Man Wah đưa ra là 8 triệu đồng khi họ bắt đầu tuyển dụng vào tháng 8/2018, sau đó họ tăng lên 9 triệu và sau đó lên 10 triệu, họ đã phá hủy cơ cấu lương địa phương và thị trường”, Li Weihua, một doanh nhân Trung Quốc đang điều hành một nhà máy sản xuất đồ nội thất gần cơ sở của Man Wah cho biết.

“Các nhà máy nội thất có yêu cầu nhân công đầu vào thấp nhất - bất kỳ lao động trẻ nào cũng có thể làm việc. Bây giờ nhân công có nhiều lựa chọn việc làm hơn vì có nhiều công ty tầm trung và cao cấp đến Việt Nam”, ông Li nói thêm.

“Giá đất tăng vọt vẫn còn phải chăng, nhưng khách hàng của tôi thực sự lo lắng về việc tuyển dụng lao động”, ông Stanley Kung, tổng giám đốc của Ever Win Service Group, một công ty tư vấn của Đài Loan có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho hay.

“Hiện tại, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng nguồn cung lao động”, ông nói.

 

Trung Quốc công bố sách trắng chiến tranh thương mại, đổ hết lỗi cho Mỹ

Trung Quốc vừa công bố một sách trắng về chiến tranh thương mại, nói rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự đổ vỡ đàm phán...

 

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hàng hóa Việt Nam được hưởng lợi

Ba tháng đầu năm 2019, tốc độ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây tín hiệu đáng mừng với hàng hóa Việt Nam.

 

Tham vọng của Hải quân Trung Quốc ‘đứt gánh giữa đường’ vì chiến tranh thương mại?

Do cuộc chiến thương mại với Mỹ, các rào cản về tài chính, chiến lược và công nghệ gia tăng khiến tham vọng của Hải quân Trung Quốc bị khựng lại, South China Morning ngày 26/5 dẫn lời nhiều chuyên gia quân sự cho hay.