Ba viễn cảnh khó chịu trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc

Thứ ba, 28/05/2019, 14:12 PM

Các cuộc đối thoại thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng xoáy sâu vào cách Bắc Kinh đối xử với doanh nghiệp nước ngoài.

2019-us-china-trade-war-economic-fallout-facebook
Ảnh minh họa

Chính quyền Trung Quốc cho rằng những phàn nàn này của Mỹ đi ngược lại với “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.

Và theo như CNBC trong bài viết ngày 27/5, điều đó hàm ý rằng những vấn đề này là miễn đàm phán.

Trước đây, cụm từ “lợi ích cốt lõi” nói chung được hiểu là những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các lãnh thổ như Đài Loan. Tuy nhiên, một bài bình luận được hãng tin Tân Hoa Xã đăng tải hồi cuối tuần qua nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về cách thức quản lý nền kinh tế của mình.

Bản tin tiếng Hoa được CNBC dẫn lại tuyên bố 5 cách Mỹ đang khiến toàn thế giới chịu tổn thất vì gây chiến với Trung Quốc.

CNBC trích dẫn: “Tại bàn đàm phán, chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều yêu cầu ngạo mạn, bao gồm giới hạn sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước. Rõ ràng, điều này nằm ngoài phạm vi đàm phán thương mại, và động chạm tới hệ thống kinh tế nền tảng của Trung Quốc. Điều này cho thấy, rằng phía sau cuộc chiến thương mại mà Mỹ nhắm vào Trung Quốc là nỗ lực xâm phạm chủ quyền kinh tế của Trung Quốc, cũng như buộc Trung Quốc tự đả thương lợi ích cốt lõi của mình”.

Định nghĩa mới được đưa ra bởi một hãng tin nhà nước cho thấy Trung Quốc đã thực sự căng mình để đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến này. Đây là lần đầu tiên nền kinh tế nhà nước được xem như một “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tiến đến một giai đoạn nguy hiểm hơn. Những khoảng thuế quan vốn đã tăng lên bị đe dọa sẽ còn tiếp tục tăng nữa. Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20 có thể nhanh chóng cứu vãn cục diện. Tuy nhiên tại thời điểm này, mọi thứ đều cho thấy cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài, hỗn loạn và cực kỳ đắt đỏ.

Hai chuyên gia kinh tế của Bloomberg là Dan Hanson và Tom Orlik đã vạch ra những viễn cảnh khả dĩ đối với cuộc đối đầu giữa hai cường quốc. Kết luận quan trọng nhất của họ là:

“Nếu thuế quan bao trùm toàn bộ hoạt động thương mại Mỹ - Trung và kéo theo đó là các thị trường tuột dốc, GDP toàn cầu sẽ mất 600 tỉ USD trong năm 2021, năm các ảnh hưởng lên đến đỉnh điểm”.

Ngày 10/5, Mỹ tăng mức thuế nhập khẩu lên 25% đối với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh nhanh chóng trả đũa bằng cách tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng của Mỹ từ 5% lên 25%.

Mô hình của Bloomberg cho thấy GDP của Mỹ và Trung Quốc lần lượt thấp hơn 0,2% và 0,5% so với trường hợp chiến tranh thương mại không xảy ra. 

Viễn cảnh 1: Mức thuế quan hiện tại

Nếu giữ mức thuế quan 25% với những mặt hàng hiện tại của cả hai phía, mô hình cho thấy GDP Trung Quốc giảm 0,8%, Mỹ giảm 0,5% và toàn thế giới giảm 0,5% cho tới giữa 2021.

Câu hỏi đặt ra rằng liệu các loại thuế nhập khẩu có tiếp tục tăng? Đây là điều có thể xảy ra khi Mỹ đã đe dọa áp 25% thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc nếu không thể đạt được một thỏa thuận nhanh chóng.

Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc đã bắn tín hiệu sẽ lập tức đáp trả, theo Bloomberg. 

Viễn cảnh 2: Áp thuế nhập khẩu 25% đối với toàn bộ hoạt động thương mại song phương

Các thị trường tài chính đang thấp thỏm theo từng tin nóng xoay quan cuộc chiến thương mại. Thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đặc biệt trồi sụt mạnh mỗi ngày.

Tuy vậy, tình hình thị trường vốn của cả Mỹ và Trung Quốc nhìn chung vẫn đang tăng trưởng, vì các nhà đầu tư vẫn nuôi hi vọng cả hai bên sẽ đại được thỏa thuận. Nhưng nếu như họ sai, những ông trùm như Apple sẽ ăn đạn thuế quan đầu tiên và xác suất cho các điều chỉnh đáng kể của thị trường sẽ tăng lên.

Cơn ác mộng mà Hanson và Orlik đặt ra là thị trường vốn toàn cầu giảm 10% sau khi mức thuế quan 25% áp lên toàn bộ thương mại Mỹ - Trung. Trong trường hợp này, GDP của Trung Quốc, Mỹ và thế giới sẽ lần lượt giảm 0,9%, 0,7% and 0,6% vào giữa năm 2021.

Lúc đó, cú sốc lan ra toàn thị trường chứng khoán sẽ tạo tác động cộng dồn lên hoạt đọng tiêu thụ và đầu tư.

Viễn cảnh 3: Thuế quan tăng cộng cú sốc trên thị trường chứng khoán

Bất kể một trong hai viễn cảnh trên xảy ra, các phía lãnh chịu ảnh hưởng sẽ không chỉ dừng lại ở hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Chuyên gia kinh tế Maeva Cousin của Bloomberg đã sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để xem xét ai sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Trong đó, các khu vực chịu ảnh hưởng từ cả hai phía sẽ bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia – những nơi gắn chặt với chuỗi cung ứng xuất khẩu của châu Á. Khoảng 1,6% GDP của Đài Loan hiện gắn với xuất khẩu của Trung Quốc tới Mỹ, với những mặt hàng chủ lực là máy tính và đồ điện tử.

Con số này đối với Hàn Quốc và Malaysia lần lượt là 0,8% và 0,7%, cũng ở những ngành công nghiệp trên.

 

Trung Quốc cảnh báo giới đầu tư, khuyên đừng bán tháo nhân dân tệ

Giá nhân dân tệ đã trượt tới mức “báo động” so với đồng đô la Mỹ, ở mốc 7 tệ đổi 1 đô theo như số liệu của Bloomberg hôm 27/5.

 

Trung Quốc sắp ra mắt xe không cần xăng, chạy 500 km chỉ bằng 300 lít nước lã?

Một công ty xe hơi có trụ sở tại miền trung Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo một loại xe chạy bằng hydro, có thể đi được từ 300 đến 500 km với từ 300 tới 400 lít nước lã.