Cuối năm ghé thăm phiên chợ heo độc đáo

Thứ sáu, 01/02/2019, 23:16 PM

Khi ai đi ngang qua Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) không khỏi ngạc nhiên khi thây một khu chợ độc đáo khi chỉ bán duy nhất một mặt hàng đó là những chú heo.

1
Không ai ở chợ nhớ rõ hình thành từ khi nào, từ lâu chợ heo Bà Rén trở thành điểm đến của thương lái và người dân buôn bán heo ở vùng đất Quảng Nam.
2
Từ 3 đến 4 giờ sáng khi mặt trời còn chưa hửng sáng thì với những tiếng kêu đặc trưng của loài heo, báo hiệu cho phiên chợ đã bắt đầu. Với hàng nghìn chú heo con nặng từ 10kg đến tận 30kg được đựng trong các sọt tre để khắp khu chợ.
4
Bắt đầu từ khoảng mùng 8 tháng giêng, chợ hầu như diễn ra quanh năm chỉ trừ lễ, tết và vào những ngày cuối năm, phiên chợ nơi đây lại càng thêm nhộn nhịp.
5
Heo được tập trung tại chợ rồi theo các chuyến xe đi khắp miền Trung, có khi ra Bắc, vào Nam. Đôi khi heo ở đây được các thương lái đưa đi tiêu thụ tận Lào, Campuchia…
6
Ông Phạm Cư - Trưởng Ban quản lý chợ Heo cho biết, chợ này được nhà nước đầu tư, đây là khu chợ lớn nhất Quảng Nam. Đây là khu chợ tập trung nên các thương lái ở các huyện, các vùng khác thường đổ về buôn bán. Hiện có 100 hộ đang kinh doanh, buôn bán heo tại chợ.
9
Chị Trần Thị Liên - người có thâm niên hai mươi mấy năm gắn bó với chợ heo Bà Rén cho biết, chợ hình thành từ những năm 75 của thế kỷ trước. Và có thể nói, chợ heo Bà Rén là chợ heo tồn tại lâu đời và lớn nhất khu vực miền Trung.
7Chính nhờ chủng loại phong phú, ít đau ốm và giá cả phù hợp, nên dẫu phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của người chăn nuôi nhưng chợ heo vẫn tồn tại đến bây giờ.
8
Ở đây có một nghề mưu sinh khá độc đáo đó là nghề bồng…heo. Lý giải cho nghề này là do khi cần chuyển heo từ rọ này sang rọ khác, cân lẻ từng con mà từ đó nghề bồng heo ra đời. Tại chợ, có hơn 10 người phụ nữ chuyên bồng heo mỗi ngày, có người sống nhờ nghề này đã gần 30 năm.
10
Chị Trần Thị Thảo, có 27 năm trong nghề bồng heo ở đây cho bằng nghề bồng heo, chị Thảo tằn tiện, chắt chiu nuôi 2 con khôn lớn. Công việc của chị bắt đầu từ sáng từ 5h - 10h sáng. Mỗi ngày bồng 100 con. Con lớn được trả 1 ngàn, con nhỏ 500 đồng. Cực nhọc và vất vả lắm thì mỗi ngày cũng kiếm được 70 - 100 ngàn.
cuoi-nam-ghe-tham-phien-cho-heo-doc-dao
Công việc bồng heo tuy nặng nhọc, tuy nhiên đó không phải là trở ngại lớn nhất của những người phụ nữ nơi đây. Ở đây mùi phân heo trộn lẫn cũng mồ hôi nhễ nhại, lấm lem khắp người làm nhiều người khác ái ngại khi đến gần mình.
cuoi-nam-ghe-tham-phien-cho-heo-doc-dao
Cực khổ là thế, tuy nhiên những người phụ nữ bồng heo thuê ở đây luôn sống chan hòa với nhau, không tranh giành với nhau để ai cũng có phần mà kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
11
Có dịp đi qua huyện Quế Sơn, nhớ ghé chợ  heo Bà Rén để ghé thăm phiên độc đáo bậc độc đáo ở Việt Nam khi chỉ buôn một bán mặt hàng này.
 

Không khí Tết Kỷ Hợi tràn ngập phố phường Hà Nội

Hà Nội những ngày giáp Tết, dòng người hối hả, tấp nập mua sắm, khắp mọi nẻo đường làm cho phố phường trở nên nhộn nhịp vô cùng.

 

Cập nhật giá heo hơi hôm nay 10/1: Giá heo hơi tăng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi?

Cập nhật giá heo hơi hôm nay 10/1, khi nhu cầu sử dụng thực phẩm cao người chăn nuôi cả nước đang kỳ vọng giá heo hơi tăng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

 

Bánh ngũ sắc Kim Long vào mùa Tết

Cứ đến dịp Tết Nguyên đán, nghề làm bánh ngũ sắc truyền thống Kim Long (phường Kim Long, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế) lại tất bật vào mùa…