Đại án Phạm Công Danh: Vì sao ‘bỏ qua’ khoản 2.600 tỷ nhưng lại thu hồi khoản 194 tỷ?

Thứ ba, 18/12/2018, 20:26 PM

Trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh ngày 18/12, luật sư của các bên liên quan đã phần trình bày bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Đáng chú ý, có đề nghị cho rằng hội đồng xét xử cần tách bạch các khoản tiền đã xem xét trong giai đoạn 1 của vụ án.

pham-cong-danh-se-tiep-tuc-dien-kich-o-phien-toa
Phạm Công Danh trong phiên tòa phúc thẩm.

Trong buổi sáng, phiên tòa tập trung thời gian để các luật sư của các bên liên quan tiến hành bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Đến hết giờ sáng, đã có luật sư của ngân hàng Agribank và luật sư của ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đã trình bày phần kiến nghị của mình.

Trong phần trình bày của mình, bà Kiều Vũ Thuỵ Uyên, người bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích cho rằng: Hội đồng xét xử cần tách bạch các khoản tiền đã được xem xét trong giai đoạn 1 để đảm bảo xác định khách quan toàn bộ vụ án, đảm bảo sự bình đẳng của những người tham gia tố tụng.

Cụ thể, theo luật sư Uyên, Hội đồng xét xử nên tập trung xem xét khoản tiền 2.600 tỷ đồng mà Phạm Công Danh đã trả cho BIDV – thay vì nói về những khoản tiền không liên quan đến phiên xét xử này. Trong khi đó, khoản tiền hơn 194 tỷ đồng liên quan đến thân chủ của luật sư Uyên - ông Trần Quí Thanh - là tiền ngay tình, được thực hiện trong giao dịch dân sự hợp pháp và không liên quan gì đến tính chất vụ án lại bị đề nghị tịch biên như một vật chứng. Theo bà, Hội đồng Xét xử đã từ xét xử một vụ án "cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng" thành một vụ án "chiếm đoạt tài sản".

Bản án giai đoạn 1 cho rằng: Trong tổng số 4.700 tỷ đồng vay từ Ngân hàng Xây dựng, Phạm Công Danh đã sử dụng như sau: Trả BIDV 2.600 tỷ đồng: trả Hứa Thị Phấn 135 tủ đồng, trả bà Trần Ngọc Bích 119 tỷ, trả ông Trần Quí Thanh 500 tỷ đồng, số còn lại hơn 1.345 tỷ đồng Phạm Công Danh chi tiêu không rõ địa chỉ.

Bản án sơ thẩm, phúc thẩm giai đoạn 1 chỉ quyết định thu hồi tiền đã trả cho bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh, Hứa Thị phấn mà không thu hồi 2.600 tỷ từ BIDV, cũng không xác định số tiền hơn 1.345 tỷ đang ở đâu để thu hồi.

Bản án giai đoạn 1 nhận định số tiền 2.600 tỷ đồng trả cho BIDV sẽ được xem xét trong giai đoạn 2 nhưng cho đến nay số tiền này đã không được xem xét.

Cũng trong phần kiến nghị gửi lên Hội đồng xét xử, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên cho rằng, nội dung xét hỏi đã có một số nội dung không nằm trong phạm vi vụ án giai đoạn 2, không nằm trong phạm vi xem xét của cấp phúc thẩm lần này. Cụ thể, các giao dịch của bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh với các cá nhân khác không liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo đang bị xét xử.

Phạm Công Danh đã từng đề nghị thu hồi số tiền này, nhưng không được toà sơ thẩm, phúc thẩm giai đoạn 1 chấp thuận. Và bản án giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật.

Theo bà Uyên, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát cần xác định phạm vi xét xử phúc thẩm trong kháng cáo, kháng nghị liên quan đến bản án sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2). Phiên toà phúc thẩm vụ án giai đoạn 2 không nên xem xét đến những nội dung đã được Toà quyết định trong giai đoạn 1 của vụ án.

 

Vụ Phạm Công Danh: Vì sao BIDV được miễn thu hồi 2.600 tỷ đồng?

Trong tổng số 4.700 tỷ đồng vay từ Ngân hàng Xây dựng, Phạm Công Danh đã trả BIDV 2.600 tỷ đồng. Số tiền này liên quan vụ án nhưng lại không bị thu hồi, trong khi số tiền Danh đưa cho cá nhân khác tòa lại yêu cầu thu hồi?

 

Phúc thẩm đại án Phạm Công Danh: Đề nghị làm rõ trách nhiệm cho vay của BIDV; không thu hồi số tiền 4.500 tỉ đồng

Ngày 17/12, TAND cấp cao tại TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh: Tiếp tục xét hỏi các nội dung kháng cáo

Ngày 14/12, Phiên tòa phúc thẩm vụ Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục. Trong ngày hôm nay, các luật sư thay nhau xét hỏi các vấn đề liên quan tới các nội dung kháng cáo của bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch ngân hàng VNCB và đồng phạm.

Nguồn: http://baosuckhoecongdong.vn/da-i-a-n-pha-m-cong-danh-vi-sao-bo-qua-khoan-2600-ty-nhung-la-i-thu-ho-i-khoan-194-ty-97163.html