Đại gia Trịnh Sướng sản xuất xăng giả, Vũ nhôm y án

Chủ nhật, 09/06/2019, 07:37 AM

Đại gia Trịnh Sướng bị khởi tố vì sản xuất, buôn bán xăng giả; Vũ nhôm không được giảm án tù... là tin tức nổi bật trong tuần.

dai-gia-trinh-suong-san-xuat-xang-gia-vu-nhom-y-an_82249310.jpg
Đại gia Trịnh Sướng.

Đại gia Trịnh Sướng sản xuất xăng giả

Ngày 6/6, Công an tỉnh Đăk Nông cho biết đã khởi tố ông Trịnh Sướng (50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng ở Sóc Trăng) cùng 22 người khác về hành vi Sản xuất và buôn bán hàng giả là xăng dầu. Các quyết định khởi tố đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.

Kết quả điều tra xác định, từ đầu năm 2017 đến nay, đường dây của ông Trịnh Sướng đã chi 3.000 tỷ đồng mua dung môi pha trộn với chất kích RON, bột màu tạo thành xăng giả. Mỗi tháng đường dây này đưa ra thị trường tiêu thụ 6 triệu lít xăng giả.

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, Công an Đăk Nông phát hiện một cửa hàng xăng dầu của ông Trịnh Sướng ở thị xã Gia Nghĩa bán hơn 10 m3 xăng giả. Mở rộng điều tra, cảnh sát phát hiện thêm hai cửa hàng khác có hành vi tương tự tại huyện Đăk Song và Đăk R'lâp (Đăk Nông).

Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện nhiều điểm đang pha trộn xăng giả tại TP HCM, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng..., tạm giữ hơn 3 triệu m3 dung dịch các loại, 50 kg tạo màu...

Kết quả kiểm nghiệm khẳng định xăng giả không đảm bảo chất lượng, có thể làm hỏng động cơ. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ cháy xe được xác định liên quan tới xăng giả, và đang được cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra.

Trong một diễn biến có liên quan, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL) công bố đã miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Trịnh Sướng kể từ ngày 6/6 sau khi ông Trịnh Sướng bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi sản xuất và mua bán hàng giả là xăng dầu.

Vũ nhôm không được giảm án

Ngày 7/6, TAND cấp cao tại TP.HCM đã đưa ra phán quyết đối với kháng cáo của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79); Trần Phương Bình ( nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DAB) cùng 16 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại DAB.

Theo đó, HĐXX phúc thẩm quyết định bác kháng cáo của Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó Tổng giám đốc DAB) cùng các bị cáo khác.

Tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan, Trang Tài Tâm, Nguyễn Bảo Quốc, Vũ Thị Thanh Hoa.

Theo đó, bị cáo Ái Lan được giảm từ 9 năm tù xuống 7 năm tù; bị cáo Tâm được giảm từ 2 năm tù xuống 2 năm tù treo; bị cáo Quốc lĩnh 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Hoa lĩnh 2 năm tù treo.

Các bị cáo còn lại HĐXX giữ nguyên án sơ thẩm.

Như vậy, Vũ nhôm vẫn bị tuyên án 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với bản án 8 năm tù TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó (đã có hiệu lực), bị cáo phải nhận 25 năm tù.

Cựu Tổng giám đốc DAB Trần Phương Bình bị tuyên án 20 năm tù về tội cố ý làm trái, chung thân về tội lạm dụng chức vụ, tổng hợp hình phạt là chung thân.

Cựu Phó Tổng giám đốc DAB Nguyễn Thị Kim Xuyến  bị tuyên án 18 năm tù tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù tội cố ý làm trái, tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù.

Các bị cáo trong vụ án phải bồi thường cho DAB số tiền tương đương với phần đã chiếm đoạt cộng với khoản tiền lãi.

Căng thẳng hậu ly hôn vợ chồng Trung Nguyên

Sau vụ ly hôn của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Quốc  - ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, ngày 6/6, tổ công tác của Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM đến biệt thự của bà Lê Hoàng Diệp Thảo để cưỡng chế thi hành án, buộc giao trả con dấu và giấy đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên (TNH) theo bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM.

Tuy nhiên, lực lượng chức năng không thực thi được quyết định cưỡng chế do biệt thự của bà Thảo không mở cửa. Tổ công tác lập biên bản sự việc. Theo quy định, nếu bà Thảo không tự nguyện thi hành, Cục Thi hành án Dân sự TP HCM sẽ xử phạt hành chính.

Về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 8/6, khi được hỏi về việc cưỡng đoạt liên quan đến con dấu của Trung Nguyên, luật sư của ông Vũ cho biết, bà Thảo giữ con dấu và dùng nó cho các hoạt động ở nước ngoài liên quan việc mua bán của Trung Nguyên.

Cũng theo luật sư, chính bà Thảo chiếm giữ con dấu và dùng đóng vào một số văn bản tự bổ nhiệm bản thân, văn bản giao dịch với các đối tác nước ngoài, gửi đến cơ quan chức năng. Có văn bản của bà Thảo ghi nội dung đồng sáng lập Trung Nguyên, văn bản thì ghi Trung Nguyên ủy quyền. Thậm chí còn gây hiểu nhầm sản phẩm của Trung Nguyên với King's Coffee của bà Thảo.

Nguyên Chủ tịch Eximbank nhận thù lao 3,8 tỷ năm 2018

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam vừa công bố báo cáo hoạt động của HĐQT, hoạt động của các hội đồng, ủy ban trực thuộc HĐQT năm 2018 và phương hướng hoạt động của HĐQT năm 2019.

Theo đó, ông Lê Minh Quốc - người vừa từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank cuối tháng 5 vừa qua - nhận thù lao 3,8 tỷ đồng trong năm 2018. Tính trung bình, mỗi tháng ông Quốc hưởng thu nhập hơn 316 triệu đồng.

Trong khi đó, thành viên HĐQT Eximbank nhận thù lao thấp nhất là bà Lương Thị Cẩm Tú với 838 triệu đồng. Tuy nhiên, bà Tú chỉ mới tham gia HĐQT Eximbank từ cuối tháng 4/2018.

Ngoài ra, 2 Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank gồm ông Đặng Anh Mai và ông Yasuhiro Saitoh nhận thù lao tương ứng năm qua là 2,2 và 2,9 tỷ. Ba thành viên HĐQT khác ngoài bà Tú là ông Hoàn Tuấn Khải, ông Nguyễn Quang Thông và ông Ngô Thanh Tùng hưởng thù lao năm 2018 từ 1,7-1,9 tỷ đồng.

Các thành viên HĐQT của ngân hàng nhưng kiêm nhiệm các chức vụ khác gồm ông Lê Văn Quyết đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, ông Yutaka Moriwaki giữ chức Trưởng ban Quản lý dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank, ông Cao Xuân Ninh giữ vị trí Chủ tịch HĐTV Eximbank AMC chỉ hưởng lương của ngân hàng và không nhận thù lao của HĐQT.

Báo cáo cho biết ngân sách chi trả cho hoạt động của HĐQT năm 2018 là 7,11 tỷ đồng, thấp hơn mức dự kiến 7,5 tỷ.

Năm 2019, theo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên, Eximbank dự kiến chi tổng thù lao cho HĐQT tương đương 2% lợi nhuận trước thuế hợp nhất nhưng không thấp hơn 15 tỷ đồng, tương đương với năm 2018, ngân sách hoạt động cho HĐQT là 7,5 tỷ.

 

Khởi tố ‘Vũ Nhôm’ và Trần Phương Bình trong vụ án Ngân hàng TMCP Đông Á

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ được biết đến với biệt danh “Vũ Nhôm”, về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á. Ông Trần Phương Bình, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, cũng bị khởi tố bổ sung cùng tội danh.

 

Đại biểu lo có thêm 'Vũ Nhôm' sau cổ phần hoá doanh nghiệp

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng phản ánh, có hiện tượng cài cắm trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Ông lo ngại, chỗ này có khả năng tạo ra một số Vũ "Nhôm" khác.

 

Ông Trần Văn Minh là ai và mối quan giữa hệ Trần Văn Minh với Vũ Nhôm?

Ông Trần Văn Minh sinh năm 1955 nguyên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng khóa VII, nhiệm kỳ 2004–2009 và khóa VIII, nhiệm kỳ 2011–2016. Vậy Trần Văn Minh là ai và mối quan giữa hệ Trần Văn Minh và Vũ Nhôm

http://baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia/dai-gia-trinh-suong-san-xuat-xang-gia-vu-nhom-y-an-3381566/?paged=2