Đại sứ quán Mỹ ở Hàn Quốc bị tố nợ 80 triệu USD tiền thuê đất từ năm 1980

Thứ bảy, 27/10/2018, 09:40 AM

Nghị sĩ Shim Jae-kwon từ Đảng Dân chủ Hàn Quốc (DPK) cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc đã không trả tiền thuê đất trong 38 năm qua, tổng số nợ đã lên tới 79 triệu USD. Câu chuyện được nhắc khéo trong bối cảnh nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng chậm nhất trong ba năm qua.

dai-su-quan-my-o-han-quoc-bi-to-no-80-trieu-usd-tien-thue-dat-tu-nam-1980
Đại sứ quán Mỹ đang nợ Hàn Quốc 80 triệu USD tiền thuê đất.

Các hoạt động của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ - Hàn Quốc (USAID-Korea) đã kết thúc từ năm 1980, đồng nghĩa với việc Mỹ không còn cơ sở pháp lý để dùng miễn phí tòa nhà đại sứ quán kể từ đó, Korea Times ngày 26/10 dẫn lời nghị sĩ Shim Jae-kwon nói.

Năm 2008, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc từng thảo luận vấn đề này với phía Mỹ nhưng cho tới nay Đại sứ quán Mỹ vẫn chưa thanh toán số tiền thuê đất.

Ông Shim cáo buộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã không hoàn thành trách nhiệm khi để Đại sứ quán Mỹ nợ lâu như vậy. Trong khi đó, Hàn Quốc vẫn phải trả tiền thuê đất hàng triệu USD mỗi năm cho đại sứ quán và lãnh sự quán của họ trên lãnh thổ Mỹ.

Câu chuyện tiền thuê đất đặt cơ quan ngoại giao tại Hàn Quốc của nước Mỹ được đặt bối cảnh khi mà quốc gia ở miền nam bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu chững lại trong phát triển kinh tế. 

Ngày 27/10, tờ Korea Times đưa tin, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất trong ba năm qua (tính theo ba quý đầu năm), do sự sụt giảm sâu về nhu cầu trong nước và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Sự suy thoái đã làm dấy lên lo ngại rằng Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn tăng trưởng thấp kéo dài. Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) ngày 26/10 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 1,6% từ tháng 7 đến tháng 9 so với cùng kì năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ quý III năm 2009.

Các nhà kinh tế cho rằng, dữ liệu thấp hơn dự kiến cho thấy triển vọng kinh tế rất tiêu cực trong bối cảnh nó vốn đã bị suy yếu do cuộc khủng hoảng nợ kéo dài ở khu vực đồng euro và nền kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc.

Nợ hộ gia đình gia tăng và thị trường bất động sản yếu đã phá hủy ngành tiêu dùng khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; trong khi đó, xuất khẩu đang bắt đầu giảm.

Ông Shin Chang-mok, một nhà kinh tế thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Samsung cho biết: “Nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phát triển chậm do các điều kiện kinh tế ở nước ngoài không chắc chắn và nợ gia đình gia tăng ở thị trường nội địa.

Các công ty đang trì hoãn các khoản đầu tư lớn do sự bất ổn kinh tế. Chi tiêu tư nhân, một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Hàn Quốc, tăng 0,6% trong quý ba, và 0,4% trong quý hai năm 2018.

Xuất khẩu, chiếm khoảng 50% GDP, tăng 2,5% trong quý ba nhờ tăng cường vận chuyển các sản phẩm hóa dầu và các sản phẩm viễn thông không dây.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế lạc quan lại cho rằng nền kinh tế Hàn Quốc chạm đáy trong quý thứ ba sẽ phục hồi trong quý tư nhờ vào chính sách tài chính và tiền tệ tích cực.

"Với hoạt động kinh tế được thiết lập để đón nhận động lực của các biện pháp nới lỏng gần đây, nền kinh tế sẽ tìm được đà tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm nay," Ronald Man, một nhà kinh tế từ ngân hàng HSBC cho biết.

Tháng 9/2018, Bộ Tài chính Hàn Quốc cũng công bố các biện pháp mới để thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm hoàn thuế thu nhập tạm thời và cắt giảm thuế tiêu thụ.

 

Hàn Quốc nêu lý do không mở lại khu công nghiệp chung Kaesong

Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 25/10 cho biết nước này hiện không có kế hoạch mở lại khu công nghiệp chung ở thị trấn vùng biên Kaesong của Triều Tiên.

 

Tổng thống Hàn Quốc tới châu Âu để vận động cho Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In đang có chuyến công du 7 ngày ở châu Âu - nơi ông đang cố gắng tạo lòng tin của châu Âu đối với quyết tâm phi hạt nhân của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Channel News Asia ngày 16/10 đưa tin.

 

Kế hoạch Triều Tiên của Mỹ nguy cơ đổ vỡ vì... Hàn Quốc

Thái độ và hành động của Hàn Quốc, một đồng minh, giờ đây lại có vẻ “lệch pha” và là điều khiến giới chức Mỹ lo lắng trong câu chuyện Triều Tiên.