Chiêu mua áo, mũ xe ôm để 'né' đo nồng độ cồn

Thứ sáu, 03/01/2020, 18:39 PM

Mấy ngày qua mạng xã hội đang xôn xao trào lưu mua áo, mũ xe ôm để tránh bị đo nồng độ cồn.

Một cửa hàng trên mạng rao bán combo áo và mũ Goviet.
Một cửa hàng trên mạng rao bán combo áo và mũ Goviet.
Mọi người rủ mua nhau các đồ áo, mũ xe ôm của các hàng như Bee, Grab để đỡ bị để ý, tránh bị đo nồng độ cồn sau khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực. Một combo áo, mũ có giá khoảng 300 trăm ngàn đồng.

Việc mua bán áo, mũ xe ôm công nghệ đang diễn ra không đúng theo quy định, chính sách của các hãng gọi xe.

Theo đại diện một số hãng gọi xe công nghệ, các hãng xe đều có quy trình tuyển chọn đối tác chặt chẽ. Những đối tác có nhân thân rõ ràng, đầy đủ hồ sơ, đạt yêu cầu với bài kiểm tra về kiến thức, kĩ năng phục vụ khách hàng mới có thể hợp tác cùng các hãng gọi xe.

Theo quy định, trong quá trình hợp tác, đối tác tài xế xe ôm mua đồng phục và chỉ được sử dụng đồng phục này trong các chuyến xe được thực hiện trên nền tảng ứng dụng của hãng.

“Theo như thỏa thuận, khi ngưng hợp tác, đối tác cần hoàn trả đồng phục cho chúng tôi và sẽ được thanh toán lại 50% chi phí mua đồng phục khi thanh lí hợp đồng. Hơn hết, chúng không hợp tác với bất kì đơn vị nào khác để triển khai bán riêng lẻ đồng phục của hãng", Dân Trí dẫn lời đại diện một hãng gọi xe chia sẻ.

Đại diện hãng xe nói trên cũng khẳng định, đơn vị này sẽ tích cực đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lí triệt để tình trạng buôn bán đồng phục và giả mạo đồng phục của hãng.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, những người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất.

 

Cảnh sát giao thông không công tâm sẽ phạt oan người có nồng độ cồn do ăn trái cây

Trong khi nhiều chuyên gia, ĐBQH khuyến cáo việc ăn trái cây, các đồ ăn cũng có thể tạo ra cồn trong khí thở khiến nhiều người lo lắng có thể bị phạt "oan" thì các cơ quan chức năng cần thiết lên tiếng, nhất là lực lượng CSGT cần phải có sự công tâm khi xử phạt.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/chieu-mua-ao-mu-xe-om-de-ne-do-nong-do-con-148153.html