Đằng sau 'bức màn' chuyển nhượng Big C Việt Nam - Bài 3

Thứ sáu, 05/07/2019, 08:47 AM

Từ một chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư vào các địa bàn kinh tế khó khăn, từ việc người dân Việt Nam hy sinh đất canh tác, sinh sống để xây dựng các siêu thị hiện đại có thể bị lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

dang-sau-buc-man-chuyen-nhuong-big-c-viet-nam-bai-3
DN bán lẻ nước ngoài có quyền tiếp cận trực tiếp thị trường Việt Nam.

Chính sách ưu đãi đầu tư có thể bị lợi dụng

Như mô hình đã được nêu ở bài trước, việc DN Việt Nam xin dự án đại siêu thị Big C rồi chuyển nhượng cho Công ty Việt Nhật cần được xem xét thực tế tại thời điểm chuyển nhượng có đúng với quy định không và có minh bạch không.

Luật Đầu tư Việt Nam trước đây và hiện nay đều cho phép nhà đầu tư được chuyển nhượng dự án. Nhưng việc chuyển nhượng dự án chỉ được thực hiện khi không làm thay đổi nội dung dự án và địa điểm thực hiện dự án thì nhà đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ được tiếp tục kế thừa ưu đãi về đất đai theo dự án đã được duyệt. Với quy trình Công ty Việt Nhật nhận chuyển nhượng dự án từ DN Việt Nam, đặc biệt là trước thời điểm ngày 1/7/2015 (khi Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chưa có hiệu lực), việc chuyển nhượng phải thực hiện cho “toàn bộ dự án bất động sản”. 

Theo cam kết WTO, kể từ 1/1/2015, DN bán lẻ nước ngoài có quyền tiếp cận trực tiếp thị trường Việt Nam. Trước khi mở cơ sở bán lẻ, DN phải xác định nhu cầu kinh tế cần thiết của địa điểm đó, nếu đảm bảo mới cấp phép (ENT). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn áp dụng ENT thống nhất trong phạm vi toàn quốc, do đó chính quyền mỗi địa phương hướng dẫn áp dụng ENT một cách khác nhau. Thậm chí một số nhà đầu tư ngoại núp bóng các DN Việt Nam mở rộng mạng lưới để hưởng ưu đãi và vượt qua các quy định như mô hình nêu trên.

Nhớ rằng các DN Việt Nam khi trình dự án “Đại siêu thị Big C” thuộc diện ưu đãi đầu tư thường là cả khu đất rộng, trong đó chỉ sử dụng một phần xây dựng hạ tầng, nhà kho, cửa hàng cho thuê… để chuyển nhượng cho Công ty Việt Nhật. Về việc bảo hộ đầu tư của Việt Nam đối với trường hợp này nhằm thu hút đầu tư là đúng đắn, nhưng để được bảo hộ đầu tư thông qua chuyển nhượng, các bên phải thực hiện đúng quy định của pháp luật có liên quan. 

Ở đây Công ty Việt Nhật phải nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án thì mới được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư ban đầu dành cho chủ dự án đầu tiên theo diện khuyến khích đầu tư. Việc Việt Nhật chỉ nhận chuyển nhượng một phần dự án ở trước thời điểm trước 1/7/2015 mà vẫn hưởng ưu đãi đầu tư như chủ đầu tư đầu tiên là trái với quy định của pháp luật và sẽ bị xem xét truy thu hai khoản gồm tiền thuê đất được miễn kể từ ngày dự án hoàn thành và tiền ưu đãi về thuế thu nhập DN (nếu có). 

Trong trường hợp Công ty Việt Nhật, nhận chuyển nhượng một phần dự án đúng pháp luật từ sau 1/7/2015 thì cũng cần xem xét cơ sở để chủ dự án ban đầu đăng ký đầu tư và chủ dự án kế thừa có thay làm  đổi nội dung dự án và địa điểm thực hiện dự án hay không. Đặc biệt các DN chuyển nhượng dự án phải xác định riêng để kê khai nộp thuế thu nhập DN từ các lần chuyển nhượng: Lần thứ nhất là DN Việt Nam chuyển nhượng cho Việt Nhật; lần thứ 2 là chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Central Group Thái Lan.  

Truy tìm dấu vết 

Trường hợp Công ty Việt Nhật liên kết với DN Việt Nam để thay đổi Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng cần phải xem xét trách nhiệm của các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan khi dành ưu đãi đầu tư quá lớn cho DN Việt Nam không đủ năng lực triển khai dự án. DN Việt Nam sử dụng chi nhánh ở các địa bàn nông thôn khuyến khích đầu tư, được hưởng ưu đãi thuế để nhận các khoản tiền chuyển nhượng dự án cũng cần được xem xét lại. Đây cũng được coi là hình thức chuyển giá, nhưng trong phạm vi Việt Nam mà nhiều chuyên gia gọi là hành vi “chuyển giá nội địa”, gây thiệt hại đến nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến chính sách, pháp luật về thu hút đầu tư và ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư khác.

Tuy nhiên, việc xác định có “chuyển giá nội địa” trái pháp luật hay không cũng rất khó khăn, bởi còn có liên quan đến trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương. Việc “truy tìm dấu vết” mất rất  nhiều thời gian, công sức do Công ty Việt Nhật và DN Việt Nam đã hình thành một hệ thống “chân rết” gần 20 chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành có dự án đại siêu thị Big C và vẫn đang tiếp tục “mọc ra” ở các tỉnh thành khác.

 

Tai tiếng chất lượng hàng hóa, Big C có gì mà ‘chê’ hàng Việt?

Trước khi tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam, hệ thống Big C từng xảy ra nhiều tai tiếng về chất lượng hàng hóa bày bán tại siêu thị này.

 

Big C ‘tẩy chay’ hàng dệt may Việt: Tiếp theo có thể là thịt lợn?

Ông Vũ Vinh Phú lo lắng, sau hàng dệt may liệu Big C sẽ tẩy chay hàng Việt nào nữa? Liệu có đẩy thịt lợn ra rìa để đưa thịt lợn Thái Lan vào hay không?

 

Vụ Big C ‘đuổi khéo’ hàng Việt: Ngẫm chuyện ‘chê’ hàng Trung Quốc

Central Group - công ty sở hữu chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam quyết định ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam mới thấy “siêu quyền lực” doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng như sự phụ thuộc ngay trên chính thị trường Việt.