Đánh thuế tài sản nhà 700 triệu đồng: Có vi phạm quyền tư hữu tài sản của con người?

Chủ nhật, 15/04/2018, 11:06 AM

Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ đề xuất đánh thuế tài sản nhà ở của Bộ Tài chính mới chỉ nhìn ở góc độ cơ quan thu thuế, đặt mục tiêu thu cao hơn các yếu tố tác động từ chính sách.

thi-truong-bat-dong-san-1485669773145
Đề xuất đánh thuế tài sản nhà 700 triệu của Bộ Tài chính đặt ra liệu có vi phạm quyền tư hữu tài sản của con người? Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đang kiến nghị xây dựng Luật Thuế tài sản, với đề xuất đánh thuế đối với đất ở và nhà. Cụ thể, với nhà ở, Bộ xây dựng 2 phương án đánh thuế: Một là đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên; hai là nhà ở có giá trị 1 tỷ đồng trở lên.

Ngưỡng không chịu thuế là nhà có giá trị 700 triệu đồng trở xuống hoặc 1 tỷ đồng trở xuống. Điều này có nghĩa, phần bị đánh thuế là phần có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỷ đồng. Mức thuế được áp dụng cho phần vượt lên ngưỡng định là 0,4%.

Lý giải con số phần trăm đánh thuế Bộ Tài chính cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế thì mức thuế suất thuế tài sản thấp nhất là 0,2%. Tuy nhiên, đa số các nước áp dụng mức thuế suất thuế tài sản cao, trong đó có một số nước trong khu vực như Indonesia 0,5%; Philippines 1% và 2%. Hai phương án thuế suất thuế tài sản được tính đến là áp dụng mức thuế suất thuế tài sản chung là 0,3% hoặc 0,4%.

Theo Bộ Tài chính, với thuế suất 0,3%, dự kiến số thu thuế tài sản khoảng 22.700 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng. Còn nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng thì số thu thuế tài sản sẽ khoảng 23.300 tỷ đồng.

Với phương án thuế suất 0,4%, số thu thuế tài sản khoảng 30.300 tỷ đồng nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 1 tỷ đồng hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng).

Với tất cả các phương án trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án thuế suất 0,4% và áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng.

Tuy lý giải khá chi tiết nhưng đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra đã gây nhiều tranh cãi.

thoai-von-nha-nuoc-tien-ban-von-phai-xin-y-kien-dan-khong-duoc-dung-tuy-tien
PGS.TS Phạm Quý Thọ

Bình luận về đề xuất này của Bộ Tài chính, trao đổi với phóng viên, chuyên gia chính sách công - PGS.TS Phạm Quý Thọ cho biết: “Đề xuất đánh thuế tài sản nhà ở của Bộ Tài chính mới chỉ nhìn ở góc độ cơ quan thu thuế, với mục đích tăng thu cho ngân sách, đặt mục tiêu thu cao hơn các yếu tố tác động từ chính sách”.

PGS.TS Phạm Quý Thọ phân tích, đánh thuế tài sản nói chung, đánh thuế tài sản nhà ở nói riêng được nhiều quốc gia áp dụng. Mục tiêu đánh thuế tài sản nhà ở nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ tài sản bất động sản, đảm bảo sự công bằng xã hội.

Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi trong dự thảo thuế tài sản nhà ở của Bộ Tài chính lại chỉ đánh thuế căn hộ đầu tiên. Như vậy diện nộp thuế tài sản nhà ở gần như toàn dân bởi bất kỳ ai có nhà ở vượt ngưỡng giá trị 700 triệu đồng đều bị đánh thuế.

Mặt khác, PGS.TS Phạm Quý Thọ cho rằng với thu nhập của người dân hiện nay để mua, sở hữu căn nhà hầu hết phải vay mượn dưới hình thức trả góp, vay ngân hàng. Như vậy, với người dân phải vay tiền mua nhà, bên cạnh hàng tháng phải trả số lãi suất họ vẫn phải đóng thuế tài sản nhà ở liệu có phải “thuế chồng thuế”?.

“Người dân có quyền sở hữu tài sản, nhà ở là tài sản đặc biệt với người dân. Để có tiền mua nhà có khi phải tích lũy cả đời, có khi là khoản tiền đi vay mượn cầm cố. Vậy nếu Bộ Tài chính đánh thuế tài sản nhà ở với ngưỡng 700 triệu đồng liệu có vi phạm quyền được sở hữu tài sản cá nhân của con người hay không?”, PGS Phạm Quý Thọ phân tích.

Bình luận về những ví dụ, viện dẫn của Bộ Tài chính về mức đánh thuế tài sản nhà ở các nước, PGS.TS Phạm Quý Thọ nhận định, cách đưa ra số liệu các nước và so sánh của Bộ Tài chính chưa toàn diện, khách quan.

Khi so sánh Bộ Tài chính cần phải đưa cả mức thu nhập của người dân Việt Nam so với người dân các nước. So sánh chính sách thuế, mặt bằng về giá sản phẩm tại Việt Nam và các nước.

Ví dụ khi so sánh mức thuế tài sản nhà ở Indonesia 0,5%; Philippines 1% và 2%, Bộ Tài chính cần nêu thu nhập bình quân đầu người Indonesia, Philippines là bao nhiêu, cá khoản thuế phí liên quan nhà ở có giống với Việt Nam hay không…

Được biết hiện nay, khi mua căn hộ chung cư người dân phải nộp nhiều loại thuế, phí khác nhau gồm lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí địa chính, phí công chứng.

Vậy người dân các nước bên cạnh phải nộp thuế tài sản họ có phải mất chi các loại thuế, phí kia hay không? Mức thuế, phí là bao nhiêu?

Theo PGS Phạm Quý Thọ khi viện dẫn con số để làm căn cứ so sánh Bộ Tài chính phải cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện khách quan, không nên đưa ra con số 1 chiều dễ dẫn đến việc người dân và dư luận khó đồng thuận với chính sách.

 

Giải thưởng quốc gia bất động sản: Dự án xuống cấp, chủ đầu tư tai tiếng ẵm giải

Dự án chung cư xuống cấp, chủ đầu tư liên tục sai phạm nhưng bất ngờ nhận được giải thưởng quốc gia bất động sản năm 2018 do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức.

 

Mâu thuẫn giữa Goldmark City và Vinaconex 7: Cư dân giằng kéo hàng rào trong đêm

Tối qua (13/4/2018), những mâu thuẫn tại Goldmark City và Vinaconex 7 tiếp tục diễn ra gay gắt khi cư dân 2 dự án này lao vào nhau, giằng kéo hàng rào về phía mình tại đoạn đường giáp ranh.

 

Đánh thuế tài sản đối với nhà ở: Người dân oằn lưng vì 'thuế chồng thuế'

Trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc đánh thuế tài sản đối với nhà ở trên 700 triệu đồng, dư luận đặt ra câu hỏi liệu có “thuế chồng thuế” không khi để sở hữu căn nhà người dân đã phải đóng hàng loạt loại thuế.