'Đánh úp' triệt phá kho hàng lậu rộng 10.000 m2 nhái thương hiệu LV, Gucci, Chanel...

Thứ tư, 08/07/2020, 09:56 AM

Kho hàng rộng hơn 10.000 m2 ở thành phố Lào Cai với nhiều chủng loại hàng hoá không rõ nguồn gốc, đang được nhân viên livestream để bán trên facebook.

Gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng Quản lý thị trường đã ập vào kiểm tra kho hàng lậu có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai, diện tích hơn 10.000m2

Gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng Quản lý thị trường đã ập vào kiểm tra kho hàng lậu có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai, diện tích hơn 10.000m2

Sau hơn 6 tháng theo dõi, mai phục, chiều ngày 7/7, Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục (A05), Bộ Công An tấn công vào kho hàng lậu hơn có diện tích hơn 10.000m2 tại thành phố Lào Cai.

Sau hơn 6 tháng theo dõi, mai phục, chiều ngày 7/7, Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cục (A05), Bộ Công An tấn công vào kho hàng lậu hơn có diện tích hơn 10.000m2 tại thành phố Lào Cai.

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, các đối tượng khai nhận, tối thiểu ngày nào cũng chốt được 100-150-200 đơn hàng thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội Facebook.

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, các đối tượng khai nhận, tối thiểu ngày nào cũng chốt được 100-150-200 đơn hàng thông qua hình thức livestream trên mạng xã hội Facebook.

Tiếp đó các đơn hàng sẽ được đóng gói cẩn thận để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát lớn như Viettel Post, đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.

Tiếp đó các đơn hàng sẽ được đóng gói cẩn thận để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát lớn như Viettel Post, đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.

Hàng hóa tại kho chủ yếu là: Giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas...

Hàng hóa tại kho chủ yếu là: Giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... nhập lậu hoặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như LV, Gucci, Chanel, Adidas...

Sau khi livestream, các đơn hàng do khách đặt sẽ được hơn 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn bằng phần mềm cực kỳ chuyên nghiệp, quản lý tập trung.

Sau khi livestream, các đơn hàng do khách đặt sẽ được hơn 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn bằng phần mềm cực kỳ chuyên nghiệp, quản lý tập trung.

Khu vực chuyên quảng cáo, livestream hàng lậu.

Khu vực chuyên quảng cáo, livestream hàng lậu.

Chủ của kho hàng là Trần Thành Phú sinh năm 1992, có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai, cùng em gái của mình điều hành kho hàng.

Chủ của kho hàng là Trần Thành Phú sinh năm 1992, có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai, cùng em gái của mình điều hành kho hàng.

 

Chiều 7/7, gần 100 cảnh sát cơ động và lực lượng Tổng Cục quản lý thị trường đã ập vào kho hàng có địa chỉ tại 145 Hoàng Diệu, TP Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra, 3 nhân viên được thuê để thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy Đồng giá... 

Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên này, ngày nào tối thiểu thì cũng chốt được 100-150-200 đơn... Sau khi livestream bán hàng thì các đơn hàng này sẽ được hơn 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn hàng bằng phần mềm cực kỳ chuyên nghiệp, quản lý tập trung.

Sau khi chốt các đơn hàng của khách hàng trên Facebook thì sẽ có cả trăm đơn hàng mỗi ngày được đóng gói cẩn thận để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát lớn như Viettel Post. Cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.

Đáng chú ý, có nhiều sản phẩm nhái các thương hiệu lớn như LV, Gucci, Chanel, Adidas...Tổng cục QLTT đánh giá, đây là hoạt động có đường dây, ổ nhóm được bố trí chuyên nghiệp, tổ chức thành các nhóm chuyên môn hóa từng khâu, phân công giữa các thành viên phối hợp nhịp nhàng. Hoạt động kinh doanh này chỉ có thể triển khai được nhờ lợi dụng triệt để việc bán hàng trên các nền tảng Internet bao gồm cả bán buôn, bán lẻ.

Theo khai nhận ban đầu của các nhân viên tại kho hàng, mỗi ngày tối thiểu cũng chốt được 100-150-200 đơn hàng để chuyển đi các tỉnh, TP trên cả nước. Bên cạnh đội ngũ nhân viên livestream bán hàng, còn có các nhân viên khác ngồi máy tính chốt đơn, đóng gói, chuyển hàng thông qua hình thức chuyển phát nhanh.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định, chủ kho hàng là Trần Thành Phú (sinh năm 1992), có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai. Phú cùng em gái của mình điều hành hoạt động của kho hàng này.

Hiện toàn bộ số hàng đã bị thu giữ và kiểm đếm, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ tiếp theo để xử lý nhóm đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.

Bài liên quan