Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 là gì? Mỹ có dùng luật này với Trung Quốc?

Thứ bảy, 24/08/2019, 11:48 AM

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 được gọi tên là công cụ Tổng thống Mỹ Donald có thể dùng với Trung Quốc.

Liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có dùng Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 với Trung Quốc?
Liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có dùng Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 với Trung Quốc?

Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 là gì?

Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 (TWEA) là luật liên bang Mỹ, được ban hành vào ngày 6/10 năm 1917. Luật này cho Tổng thống quyền giám sát hoặc hạn chế bất kỳ hoặc tất cả các giao dịch thương mại giữa Mỹ và đất nước mà Mỹ coi là kẻ thù trong thời chiến. Tuy nhiên, luật đã được mở rộng để có thể sử dụng trong thời kỳ hòa bình.

TWEA sẽ cho các tổng thống quyền lực mạnh mẽ để thực hiện cuộc chiến tranh kinh tế trong thời gian chiến tranh hoặc bất kỳ giai đoạn nào khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Điều khoản chính của TWEA là phần 5(b), ủy thác cho tổng thống quyền về chiến tranh kinh tế trong thời gian chiến tranh hoặc bất kỳ giai đoạn khẩn cấp quốc gia nào.

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, TWEA đã được sử dụng để chống lại các quốc gia bị tuyên bố là kẻ thù của Mỹ. Từ năm 1933 đến 1977, nó cũng được sử dụng trong các tình huống không liên quan đến chiến tranh nhằm vào các quốc gia bị cho là theo đuổi các chính sách được coi là thù địch với lợi ích của Mỹ.

Hiện tại, Mỹ đang áp dụng Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù ở Cuba.

Tổng thống Trump có quyền gì nếu kích hoạt TWEA với Trung Quốc

TWEA cho phép việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại các quốc gia nước ngoài, các công dân nước ngoài hoặc những người giúp đỡ một quốc gia nước ngoài mà Mỹ coi là kẻ thù.

Đạo luật trao cho tổng thống quyền giám sát hoặc hạn chế bất kỳ hoặc tất cả giao dịch thương mại và đi lại giữa Mỹ và quốc gia bị cho là kẻ thù. Tổng thống cũng có quyền xác định nên thực hiện biện pháp này mạnh mẽ đến mức nào. Có thể tăng thêm hoặc giảm nhẹ đi.

Đạo luật cũng ủy quyền cho tổng thống điều chỉnh, ngăn chặn hoặc cấm các hoạt động liên quan đến bất kỳ tài sản nào của đất nước đang bị cho là “kẻ thù”.

Tổng thống cũng có quyền ngăn chặn hoạt động của các công ty hoặc thậm chí toàn bộ thành phần kinh tế.

Chẳng hạn, ông Tim Meyer, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Pháp lý Quốc tế tại Trường Luật Vanderbilt ở Nashville cho hay, nếu việc Trung Quốc trộm cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ bị cho là cấu thành một trường hợp khẩn cấp quốc gia, ông Trump có thể ra lệnh cho các công ty Mỹ tránh một số giao dịch, như mua các sản phẩm công nghệ Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, ông Trump khó có khả năng dùng tới TWEA vì Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế, hay IEEPA 1977 cho phép chính quyền Trump thực hiện các hành động tương tự mà không phải trả chi phí ngoại giao lớn.

Dùng tới TWTEA đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ thẳng thừng gọi Trung Quốc là “kẻ thù”. Điều này sẽ  gây leo thang căng thẳng mạnh mẽ với Trung Quốc. Trong khi đó, Tổng thống Trump dường như vẫn muốn thể hiện là đang có mối quan hệ tốt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Hong Kong: 210.000 người biểu tình tạo thành ‘chuỗi người’ dài 60 km

Bắt đầu từ 7 giờ tối ngày 23/8, hàng trăm nghìn người biểu tình Hong Kong đã đứng cạnh nhau, cầm tay nhau, dùng laser và đèn chiếu sáng để tạo ra dải ánh sáng dài tới 60 km.

 

Malaysia đang giả vờ hết nghèo đói?

Theo Liên Hợp Quốc (LHQ), Malaysia đang thống kê không chính xác tình trạng đói nghèo của quốc gia này.

 

TT Trump có công cụ gì để buộc các công ty Mỹ rời Trung Quốc?

Ngày 23/8, vài giờ sau khi Trung Quốc công bố mức thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố tăng thuế với tổng cộng 550 tỷ USD hàng Trung Quốc và ra lệnh cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.