Đất hiếm Trung Quốc ngày một đắt đỏ giữa thương chiến với Mỹ

Thứ năm, 06/06/2019, 16:08 PM

Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh có thể sử dụng đất hiếm làm vũ khí trong thương chiến với Mỹ, giá mặt hàng này ngày một tăng cao.

Rare-earth-minerals-shares-stocks-US-China-trade-war-640x400
Ảnh minh họa

Đất hiếm (tên chính thức là nguyên tố đất hiếm REE), bao gồm 17 nguyên tố hóa học, có mặt khắp nơi trong vỏ trái đất nhưng không tập trung. Nó được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, từ laser, thiết bị quân sự đến nam châm dùng trong đồ điện tử tiêu dùng.

Mỹ nhập 80% đất hiếm từ Trung Quốc từ 2014 đến 2017. Theo truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh có thể dùng đất hiếm làm vũ khí trong đàm phán thương mại giữa hai quốc gia. Theo ông Ryan Castilloux, Giám đốc hãng tư vấn Adamas Intelligence chuyên theo dõi thị trường đất hiếm, chúng vô cùng quan trọng với các ngành công nghiệp nhạy cảm với giá, cạnh tranh và nhu cầu cao.

Ông cho biết giá đất hiếm tiếp tục tăng. Chẳng hạn, giá của kim loại dysprosium, dùng trong nam châm, đèn cao áp và que điều khiển hạt nhân đạt đỉnh 2.025 nhân dân tệ (292,98 USD)/kg. Nó tăng gần 14% kể từ ngày 20/5, khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm một nhà máy đất hiếm làm dấy lên suy đoán vật liệu này có thể là “mặt trận” tiếp theo trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Giá của neodymium, kim loại cần thiết để sản xuất một số loại nam châm dùng trong turbine và motor, tăng 30% kể từ ngày 20/5, theo Asian Metal. Năm 2018, giá cao nhất của neodymium là 63,25 USD/kg.

Giá của gadolinium oxide, dùng trong thiết bị hình ảnh y tế và pin nhiên liệu, tăng 12,6% từ ngày 20/5, lên 192.500 nhân dân tệ/tấn, cao nhất trong vòng 5 năm.

Asian Metal là công ty báo giá và nghiên cứu đất hiếm.

Helen Lau, nhà phân tích của hãng chứng khoán Argonaut Securities, cho biết giá đất hiếm bắt đầu thay đổi “ngay sau khi Trung Quốc thông báo lệnh cấm nhập khẩu” từ Myanmar. Bà cho rằng những ngày sau, biến động còn lớn hơn có thể vì đất hiếm sẽ bị “vũ khí hóa”.

Bà nhận định nếu Trung Quốc thực sự “vũ khí hóa” đất hiếm, Mỹ sẽ không có đủ nguồn cung ứng do cần thời gian để xây dựng năng lực xử lý riêng, hiện bằng 0. Một chuyên gia giấu tên khác nói rằng do 6 nhà sản xuất đất hiếm lớn của Trung Quốc nắm giữ hầu hết trữ lượng trên thế giới, họ có quyền định giá.

 

Đất hiếm: Điểm yếu của Mỹ và quân cờ hiểm của Trung Quốc trong cuộc đối đầu công nghệ?

Theo Sputnik, trong kế hoạch Mỹ áp thuế với hơn 300 tỷ USD hàng Trung Quốc còn lại, đất hiếm là một trong số rất ít mặt hàng không nằm trong danh sách bị áp thuế. Vì sao đất hiếm được ưu ái như vậy và liệu Trung Quốc có thể dùng tài nguyên này để mặc cả với Mỹ hay không?

 

Ông Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc tự phát minh công nghệ, đẩy đất hiếm thành 'nguồn tài nguyên chiến lược'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết phải tự lực và đổi mới để đối phó với nhiều thách thức khác nhau từ Mỹ trong dài hạn.

 

Khám phá mới của Nhật có thể thay đổi thị trường đất hiếm

Mỏ đất hiếm mới phát hiện đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong vài thế kỷ.