Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Thứ ba, 04/06/2019, 15:21 PM

Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ và cách phòng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất.

dau-mat-do-la-gi-nguyen-nhan-gay-dau-mat-do
Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ? Ảnh minh họa

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc/nhậm) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.

Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, triệu chứng ban đầu của bệnh là nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nề, chảy nước mắt. Những dấu hiệu sớm có thể nhận biết là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt, có thể bị sốt nhẹ. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ thường từ 5-10 ngày

Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC, 4 nguyên nhân chính gây nên bệnh đau mắt đỏ gồm: virus, vi khuẩn, các chất gây dị ứng - chẳng hạn như lông thú vật nuôi và các chất kích thích khác như: khói bụi hoặc nước clo hồ bơi.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Tất cả các gia đình có trẻ em đều biết, đau mắt đỏ có thể lây từ người sang người.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ lan rộng bằng cách rửa tay kỹ với xà phòng diệt khuẩn, tránh dụi mắt, không dùng chung đồ trang điểm, kính mắt và kính áp tròng.

Đau mắt đỏ có thể tự khỏi, nhưng với những người có hệ miễn dịch suy yếu thì cần đến gặp bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị cụ thể.

Đặc biệt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có triệu chứng đau mắt đỏ thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Đau mắt đỏ là gì? Những điều cần tránh khi đang điều trị bệnh đau mắt đỏ

Không nên đi học hoặc đi làm cho đến khi nào bệnh tình cải thiện;

Nếu bệnh mắt đỏ do virus gây ra, bệnh tình sẽ bắt đầu cải thiện từ 3 đến 5 ngày. Thông thường, loại đau mắt đỏ này không nhất thiết phải sử dụng thuốc, tuy nhiên, việc ngăn ngừa bệnh lây lan lại rất quan trọng. Việc điều trị bệnh tại nhà sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và bệnh sẽ từ từ biến mất;

Nếu bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, người bệnh có thể đi học hoặc làm việc sau khi được điều trị 24 giờ với thuốc kháng sinh và các triệu chứng sau đó đang từ từ được cải thiện. Việc điều trị kháng sinh theo toa thường nhanh chóng giết chết vi khuẩn gây ra bệnh;

Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ bôi vùng quanh mắt.

Đối với bệnh đau mắt đỏ liên quan đến dị ứng, thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) có thể giúp làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn không được dùng thuốc kháng histamine cho trẻ em nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giải đáp một phần câu hỏi Đau mắt đỏ là gì? Nguyên nhân gây đau mắt đỏ cho bạn đọc.

 

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát. Dưới đây là tổng quan về bệnh đau mắt đỏ các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh bị lây nhiễm.

 

Đau mắt đỏ: Triệu chứng, cách xử lý khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường tăng khi thời tiết chuyển mùa. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ.