Đây là điều người Anh thất vọng nhất về Brexit

Chủ nhật, 16/12/2018, 17:07 PM

Một tuần liền với những màn “giáp lá cà” trong nước cùng bế tắc ngoại giao đã khiến chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May tê liệt, báo Guardian nhận xét.

day-la-dieu-nguoi-anh-that-vong-nhat-ve-brexit

Thủ tướng May đã giữ được ghế sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong đảng hôm giữa tuần. Bà ở lại. Qua lá phiếu, 200 người muốn điều đó, 117 người không. Tức là, có thể nói bà May được sự ủng hộ của 2/3 các nghị sĩ đảng Bảo thủ. Nhưng cũng có thể nói, 1/3 nghị sĩ còn lại không muốn điều đó.

Trong một bài bình luận sâu cay ngày 15/12, báo Guardian tiết lộ Mark Francois, Phó chủ tịch nhóm ủng hộ đảng Bảo thủ hoài nghi châu Âu, đã kêu gọi phóng viên đọc kết quả theo hướng ngược lại đi, vì bà uy tín của bà May bị sứt mẻ qua đợt bỏ phiếu nêu trên, chứ không phải một “chiến thắng”.

Cũng theo mô tả trong bài viết, không một thành viên Bảo thủ nào biết được ý nghĩa của “chiến thắng” ấy là gì. Ít nhất về mặt thể hiện bên ngoài, ai nấy cũng lẳng lặng nhìn vào khoảng không khi được hỏi câu “giờ thì tình hình ra sao?”.

Vận mệnh chính trị của bà May dĩ nhiên gắn chặt với quá trình đưa Vương Quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Nhưng sự kiện này, được gọi là “Brexit”, đơn giản cũng trở thành tâm điểm trong chính trường Anh, kéo dài mòn mỏi, và bế tắc y như tư thế của đảng lãnh đạo mà bà May đang đứng đầu vậy.

Đảm nhiệm cương vị Thủ tướng, kế thừa vị trí của ông David Cameroon năm 2016, nhiệm vụ của bà May là đưa nước Anh thực hiện xong xuôi Brexit. Thời điểm ấy, người Anh đổ hơn một nửa số phiếu vào cửa Brexit, và phần còn lại (ít hơn) chọn ở lại với châu Âu. Chia rẽ đâu phải đến bây giờ mới được thể hiện.

Người bỏ phiếu ủng hộ rời EU khi ấy không biết họ sẽ “ra đi” theo hướng nào. Rồi qua hai năm trời, tận thời điểm này vẫn chưa ai giải đáp được câu hỏi ấy.

Bà May có một kế hoạch rời EU, nhưng kế hoạch ấy bị chỉ trích đủ đường, từ phe “ở lại” cho tới chính nội bộ đảng Bảo thủ đang muốn rời đi của bà. Vì khi muốn ra đi, nhiều thành viên trong đảng của bà May không chấp nhận đề xuất của bà May – cái mà họ khẳng định là vị Thủ tướng này đã quá nhân nhượng và không dứt tình, không giải quyết được vấn đề biên giới Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland.

Nhưng thời gian thì chẳng chờ đợi ai. Chỉ còn ba tháng nữa đã đến hạn Anh phải rời EU. Trường hợp xấu nhất là ra đi mà không kèm theo một thỏa thuận nào để duy trì lợi ích, quan hệ kinh tế, chính trị, tình báo, quân sự hay pháp lý giữa hai bên. Một cú “dứt tình” thẳng thừng như vậy được gọi là “Brexit cứng”, tức là Anh trong ngắn hạn sẽ hoàn toàn xa lạ với phần còn lại của lục địa châu Âu.

Điểm đáng bàn nhất lúc này cũng chẳng phải chỉ tập trung vào đề xuất của Thủ tướng May nữa.

Gần như mọi kế hoạch về chính sách nội địa của Anh đều phải căn cứ theo Brexit. Điều đó có nghĩa tất cả các đề xuất mới, ví dụ chính sách an sinh xã hội, phải đợi… sau tháng 3 mới quyết.

Một nhóm các nghị sĩ đa đảng hôm 16/12 vì vậy đã cảnh báo rằng bế tắc Brexit đang gây tổn hại cho nước Anh. Chính phủ đang tê liệt, không đáp ứng được an sinh xã hội, tội phạm, tình hình nhập cư, tình hình người vô gia cư, thách thức môi trường…

Vậy nên, bất kể các cuộc thảo luận về Brexit trong nội bộ nước Anh có người đúng, kẻ sai, thì điều dân chúng Anh quan tâm nhất – và thất vọng nhất, vẫn là sự trì trệ của các nghị sĩ và Thủ tướng. Có lẽ tiêu đề trên báo Guardian là chuẩn xác nhất để nói về nước Anh và Brexit lúc này: “Chúng ta sẽ đi về chỗ quái nào?” (Where the hell do we go from here).

 

Anh công bố tài liệu về Brexit

Ngày 21/8, Anh đã công bố hai tài liệu mới thể hiện lập trường đàm phán về các vấn đề hàng hóa và quyền tiếp cận cũng như bảo mật các tài liệu chính thức, được chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 3 đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, diễn ra vào tuần tới tại Brussels, Bỉ.

 

Brexit là gì và Brexit có lợi hay hại

Brexit là gì và Brexit có lợi hay hại đây là vấn đề nóng hổi trong thời gian cả nước Anh bỏ phiếu để lựa chọn tiếp tục hay rời khỏi khối hợp tác kinh tế - chính trị EU. Đứng trước...