Đẩy mạnh kỷ luật của thị trường bảo hiểm

Thứ tư, 06/03/2019, 19:19 PM

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 242/QĐ-TTg.

day-manh-ky-luat-cua-thi-truong-bao-hiem
Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 242/QĐ-TTg. Ảnh minh họa

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 242/QĐ-TTg.

Đề án nhằm phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội; doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể với thị trường bảo hiểm, trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025.

Đến năm 2020, có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 tối đa 3%, đến năm 2025 là 3,5%.

Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá nhân; công nghệ hiện đại được áp dụng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.

Nâng cao tính minh bạch thông tin

Một trong các giải pháp chung cơ cấu lại thị trường bảo hiểm là nâng cao tính minh bạch thông tin. Cụ thể, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm công khai thông tin đầy đủ, toàn diện và tương ứng một cách kịp thời nhằm giúp cho bên mua bảo hiểm và các tổ chức có liên quan hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh kỷ luật của thị trường, đồng thời giúp mọi tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ về doanh nghiệp bảo hiểm, về các loại rủi ro tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và cách thức quản lý rủi ro.

Giải pháp chung khác là phát triển và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm, trong đó, phát triển đa dạng các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận bảo hiểm một cách dễ dàng, chuyên nghiệp nhất;

day-manh-ky-luat-cua-thi-truong-bao-hiem

Quản lý theo nguyên tắc đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ dành cho bảo hiểm theo hướng quy định điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ bổ trợ tương ứng với từng loại hình dịch vụ (dịch vụ tư vấn, quản lý rủi ro; dịch vụ actuary, dịch vụ quản lý bồi thường, dịch vụ giám định tổn thất...).

Triển khai dự án hệ thống thông tin nhằm hệ thống hóa một cách đồng bộ, toàn diện toàn bộ dữ liệu ngành bảo hiểm, vừa phục vụ công tác quản lý giám sát, vừa xây dựng cơ sở tính toán phí bảo hiểm thuần, kiểm soát rủi ro và trục lợi bảo hiểm, giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghệ 4.0.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, cần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo an toàn hệ thống. Cụ thể, xây dựng đầy đủ hệ thống kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động tài chính và quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở đó đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát và loại bỏ rủi ro, giám sát và đánh giá lại rủi ro của từng hoạt động và các rủi ro liên quan đến các hoạt động này.

Doanh nghiệp bảo hiểm tự đánh giá, xếp loại, chủ động có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất, can thiệp và điều chỉnh kịp thời trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao năng lực về tài chính, tăng cường quản trị tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tăng cường hợp tác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ để cạnh tranh lành mạnh; hợp tác trong chia sẻ thông tin để xây dựng cơ sở phí bảo hiểm thuần, tránh hạ phí bảo hiểm ảnh hưởng đến an toàn tài chính, đồng thời giảm thiểu rủi ro trục lợi bảo hiểm.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, khuyến khích phát triển đa dạng các sản phẩm mới. Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí.

Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thận trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng.

 

Chân dung 5 doanh nhân Việt vừa lọt danh sách tỷ phú USD của Forbes

Tạp chí Forbes ngày 5/3 đã chính thức công bố danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2019, trong đó, Việt Nam có 5 doanh nhân góp mặt.

 

Dự án The Golden Palm: Cư dân căng băng rôn phản đối chủ đầu tư

Cư dân chung cư The Golden Palm (21 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) đã dàn ô tô, căng băng rôn phản đối chủ đầu tư vì dự án chất lượng không như quảng cáo.

 

Vì sao Bộ Công Thương tăng giá điện lên mức 8,36%?

Bộ Công Thương cho biết, sau khi tính toán các yếu tố đầu vào sản xuất điện, cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra của việc tăng giá điện, con số tăng giá đã được quyết định là 8,36%.