ĐBQH bàn chuyện dùng ngân sách hỗ trợ miền Trung sau bão lũ
Các ĐBQH đều cho rằng, người dân các tỉnh miền Trung đang vô cùng khó khăn sau bão lũ, nhiều công trình bị phá hủy, vì vậy ngân sách cần ưu tiên.

Miền Trung gánh chịu nhiều đợt bão lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. (Ảnh: IT).
Nên ưu tiên tái thiết miền Trung sau bão lũ
Trong tuần này, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách, trong đó vấn đề ưu tiên hỗ trợ nhân dân miền Trung vượt qua bão lũ được các đại biểu quốc hội (ĐBQH) và người dân đặc biệt quan tâm.
Chia sẻ về vấn đề này với báo chí, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng: Ngân sách nên ưu tiên cho miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ, đồng thời tỏ ra e ngại nếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ gói thứ 2 cho doanh nghiệp bởi cho rằng ngân sách sẽ thêm gánh nặng.
"Nước ta đã khống chế dịch Covid-19 tương đối tốt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mau chóng hồi phục. Mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, gây đứt gãy quan hệ thương mại nhưng nhìn chung doanh nghiệp đã có điều kiện làm ăn tốt hơn so với những quý trước nên không nhất thiết phải hỗ trợ thêm.
Hơn nữa, ngân sách nhà nước eo hẹp, năm nay lại thất thu lớn do dịch Covid-19 đồng thời phải chi rất nhiều khoản phát sinh. Nếu tiếp tục hỗ trợ gói thứ hai cho doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, tôi e rằng ngân sách sẽ gánh rất nặng, thậm chí nợ công sẽ tăng rất cao như một số tổ chức thế giới đã cảnh báo...", ĐBQH Đoàn Đồng Tháp chia sẻ.
Ông Phạm Văn Hòa cũng nhấn mạnh: Miền Trung đang phải gánh chịu mưa lũ khốc liệt, dị thường; bão chồng bão, lũ chồng lũ, thiệt hại rất lớn về cả người và tài sản. Vì vậy, ngân sách nên dành cho miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ; bảo đảm đời sống người dân; xây sửa lại các công trình hư hỏng như trường học, bệnh viện, cầu đường…

ĐBQH Phạm Văn Hòa.
"Đặc biệt, mưa bão, lũ lụt ở miền Trung năm nào cũng có, vì vậy cần có những công trình tránh bão lũ kiên cố cho bà con. Dù hỗ trợ cho đối tượng nào cũng phải khoanh vùng hỗ trợ tập trung...", Đại biểu Hòa đề nghị.
Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng: Đối tượng cần được hỗ trợ tập trung nhất lúc này là người dân ở những tỉnh đang bị bão lũ.
"Các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam... đang trải qua bão lũ lớn nhất trong lịch sử. Mưa bão, lũ lụt trên diện rộng đã làm sập nhà sập cửa, mất hết tài sản, không đủ mức sống. Tài sản công cộng bị hư hỏng, sập đổ.
Vì vậy, những tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ hơn rất nhiều để ổn định lại đời sống cho bà con nhân dân. Tài sản cộng đồng như trường học, trạm xá, cầu cống, đường sá phải được sửa chữa ngay sau khi lũ rút..."
Hỗ trợ cần hiệu quả, không nên dàn trải
Theo ông Phương, đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khó khăn do Covid-19, điều quan trọng bây giờ là thiết kế lại và thực hiện hiệu quả cho bằng được gói hỗ trợ lần một, làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được. Chúng ta không nên dàn trải hết gói này đến gói kia nhưng lại không đem lại hiệu quả như mong muốn.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân. (Ảnh: Báo Đại biểu Nhân dân).
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM) cũng cho rằng: Đối với hậu quả lũ lụt ở miền Trung, ngân sách có quỹ dự phòng rất lớn chưa sử dụng, vì vậy Chính phủ phải trích từ quỹ này để hỗ trợ người dân. Dịch bệnh xảy ra ngoài ý muốn cho nên bội chi ngân sách là chuyện bình thường, ngay cả ở các nước trên thế giới cũng vậy. Vấn đề là chi làm sao cho đúng và kịp thời để bảo đảm đời sống nhân dân, tạo nền tảng để phát triển trong giai đoạn tới.
Liên quan đến dịch Covid-19, ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng: Gói hỗ trợ thứ 2 nên tập trung vào an sinh xã hội, bao gồm những người yếu thế, người nghèo, người lao động mất việc. Tiếp đến là hỗ trợ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 gồm du lịch, hàng không, vận tải.
Đặc biệt, cần hỗ trợ những doanh nghiệp có vị thế, uy tín và thương hiệu trên thế giới để khi nền kinh tế hồi phục Việt Nam có điều kiện tăng tốc. Nếu để doanh nghiệp lớn này bị sụp đổ thì khôi phục rất khó.
"Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ lãi suất vào những lĩnh vực quan trọng, có tính lan tỏa cho nền kinh tế. Những lĩnh vực ưu tiên gồm chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, các lĩnh vực giảm thiểu sự tiếp xúc con người với con người. Bởi đó là lĩnh vực về lâu dài sẽ cần thiết trong nền kinh tế bất chấp có dịch Covid-19 hay không.
Để thực hiện gói hỗ trợ lần hai đạt hiệu quả, chúng ta phải rút ra những bài học từ gói hỗ trợ thứ nhất. Thực tế cho thấy, Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ rất sớm, nhanh và kịp thời nhưng triển khai không đi vào thực tế. Do đó, phải tháo những thắt nút về thủ tục hành chính, giảm tiền kiểm, tăng hậu kiểm. Đồng tiền mang đi “cấp cứu” là phải nhanh gọn, còn chuyện thủ tục hành chính có thể rà soát kiểm tra sau.
TS Phạm Thế Anh - Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay: Tăng trưởng GDP 2 - 3% tức là người dân và doanh nghiệp đang dần ổn trở lại, những người mất việc sẽ có việc làm hoặc vẫn duy trì được mức thu nhập để tồn tại qua khó khăn.
"Tôi nghĩ rằng không cần phải hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng lên 4 - 5% vì như thế là không bền vững. Nhìn một cách dài hơn, năm nay chúng ta tập trung vào thúc đẩy giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng, vốn được đẩy mạnh cho năm nay thì sang năm nền kinh tế có thể sẽ gặp những thách thức.
Rủi ro lớn nhất là dịch Covid-19 chưa được khống chế hoàn toàn trên thế giới thì xuất khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng, nhiều ngành nghề sẽ không thể hồi phục được, chẳng hạn như du lịch, hàng không, xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ... Trong bối cảnh đó cần có nguồn lực của Nhà nước để bù đắp lại. Vì vậy, không nên có thêm nhiều gói kích thích, hỗ trợ không cần thiết. Trong bối cảnh tài khóa hạn hẹp, việc hỗ trợ phải trọng tâm, chi tiêu phải tiết kiệm", TS Phạm Thế Anh phân tích.
TIN LIÊN QUAN
-
Miền Trung tiếp tục đối mặt với siêu bão Goni
-
VTV khẳng định clip Huấn Hoa Hồng trao quà từ thiện là sản phẩm cắt ghép
-
Thủy Tiên thông báo ngừng trao hỗ trợ tại Hải Lăng Quảng Trị vì phát hiện nhiều trường hợp đeo vàng đến nhận tiền
-
Thực hư cán bộ thôn ở Quảng Bình thu lại tiền ca sĩ Thủy Tiên hỗ trợ người dân
Cùng chủ đề
Dự báo thời tiết ngày mai 29/11: Hà Nội rét. Trung bộ mưa lớn
Cảnh báo nhiều tỉnh có lũ đầu tháng 12
Thời tiết hôm nay 16/11: Cả nước có mưa. Hà Nội rét
Tin bão mới nhất 15/11: Bão số 13 giảm cấp khi đổ bộ, mưa rất to từ Thanh Hóa-Quảng Nam
[Khẩn cấp] Bão số 13 tiến sát đất liền, mạnh cấp 12-13, giật cấp 16

Xem tử vi ngày mai 29/1/2021 của 12 cung hoàng đạo chi tiết
28/01/2021, 14:41
Hải Dương giãn cách xã hội từ 12h trưa nay, học sinh được nghỉ học
28/01/2021, 14:03
Lãnh đạo Bộ Y tế thông tin dịch Covid-19 ở Quảng Ninh và Hải Dương
28/01/2021, 13:54
Thủ tướng họp khẩn về COVID-19 ngay tại phòng họp Đại hội Đảng XIII
28/01/2021, 12:01
Hà Nội cách ly nhà một bác sĩ trở về từ Quảng Ninh
28/01/2021, 11:11
Tin mới nhất vụ bé trai bị chó béc-giê nhà bà nuôi cắn rách mặt
28/01/2021, 05:54
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ hai Đại hội XIII của Đảng
27/01/2021, 19:10Tin tức tai nạn giao thông (27/1): Xe bồn cán 2 ông cháu tử vong, ca sĩ Bích Chi qua đời vì tai nạn
Tin tức tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 27/1: Ca sĩ Bích Chi qua đời vì tai nạn giao thông ở tuổi 32, Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm mạnh với ô tô ở Quảng Trị...
VIDEO: Đi đánh ghen, chồng bị nhân tình của vợ đấm túi bụi
Sau khi lời qua tiếng lại vì bắt gặp vợ cùng gã nhân tình chở nhau trên Hồ Tây (Hà Nội), người chồng đã bị người đàn ông kia xông đến đấm túi bụi vào mặt khiến dân mạng phẫn nộ.
Nạn nhân vụ hiếp dâm ở cầu thang bộ chung cư Hà Nội bị túm tóc, đấm đá vào mặt vì bỏ chạy
Sau khi bỏ chạy bất thành, chị H. bị Đào Văn Thắng đấm đá liên tiếp vào mặt, đầu và người khiến nạn nhân choáng váng, văng chiếc điện thoại mang trên người ra đất.
Tử vi ngày 28/1 cung hoàng đạo nào sướng nhất?
Tử vi ngày mai 28/1/2021 của 12 cung hoàng đạo chi tiết, tử vi hàng ngày, tử vi ngày mai 28/1/2021 của Bạch Dương, Kim Ngưu, Sư Tử, Xử Nữ, Nhân Mã, Thiên Bình...
Tin gió mùa Đông Bắc mới nhất trưa 27/1: Hà Nội đêm nay có mưa, từ mai chuyển rét
Tin gió mùa Đông Bắc mới nhất trưa 27/1 cho biết, từ sáng ngày mai 28/1, khối không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Bắc bộ.
Lịch nghỉ Tết 2021 của học sinh Bắc Giang
Lịch nghỉ Tết 2021 của học sinh Bắc Giang năm nay được nghỉ mấy ngày? Mời bạn đọc cập nhật lịch nghỉ Tết 2021 của học sinh Bắc Giang dưới đây.
Chính thức dừng tổ chức Lễ khai ấn đền Trần Nam Định 2021
UBND tỉnh Nam Định đã quyết định dừng tổ chức Lễ hội khai ấn đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) dịp Xuân Tân sửu 2021.
Tin mới vụ hiệu trưởng bị tố đánh giáo viên ngay tại cuộc họp ở Hải Dương
Sở GD&ĐT Hải Dương đang phối hợp xác minh, làm rõ vụ việc Hiệu trưởng trường THPT Kinh Môn II bị tố đánh giáo viên ngay tại cuộc họp.
Hình ảnh chính thức về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip
Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử được Bộ trưởng Bộ Công an chính thức thông qua với các đặc điểm nhận dạng rõ nét.