Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày: Sáng kiến lặp lại, hệ lụy khôn lường

Chủ nhật, 10/05/2020, 19:00 PM

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày của Bộ GTVT không phải ý tưởng mới bởi 4 năm trước Ủy ban ATGT Quốc gia cũng từng đưa ra với lý do để giảm tai nạn giao thông.

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày không phải bây giờ mới có.

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày không phải bây giờ mới có.

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày được Bộ GTVT đưa ra trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, đang gây ra nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày là ý tưởng cũ

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày được nhắc đến tại khoản 3 Điều 27 của Dự luật giao thông, quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

Lý giải điều này, đại diện Bộ GTVT cho rằng các quy định trên được tham khảo từ Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ (Công ước 1968). Trong đó, quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ô tô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông.

Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ô tô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông.

Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019, người điều khiển xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Theo điểm L khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000-200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Trên thực tế đề xuất bật đèn xe máy ban ngày không phải ý tưởng hay đề xuất mới mà cách đây 4 năm trước (năm 2016), ý tưởng này cũng từng được đề xuất bởi Ủy ban ATGT Quốc gia.

Đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc bật đèn trước của xe máy vào ban ngày sẽ giảm được TNGT, đặc biệt là số vụ va chạm giữa xe máy với ô tô. Tại nhiều nước, sau khi áp dụng quy định bật đèn mô tô, xe máy vào ban ngày, số vụ TNGT đã giảm.

Phương tiện đông đúc trên đường nếu bật đèn ban ngày thì giao thông sẽ ra sao?

Phương tiện đông đúc trên đường nếu bật đèn ban ngày thì giao thông sẽ ra sao?

Ví dụ tại Nhật Bản, khi áp dụng quy định này, số vụ TNGT đã giảm tới 40%. Trong 10 nước ASEAN, đã có 7 nước áp dụng quy định này. Việt Nam đã tham gia Cộng đồng ASEAN nên phải hài hòa tiêu chuẩn này với các nước trong khu vực. Ủy ban ATGT Quốc gia kỳ vọng việc xe máy bật đèn khi lưu thông ban ngày sẽ giúp giảm khoảng 10% TNGT, tương đương 500 - 600 người chết/năm.

Đề xuất bật đèn xe máy ban ngày vừa hại mắt, vừa tốn tiền

Từ khi đề xuất bật đèn xe máy ban ngày được đưa ra, giới chuyên gia và nhiều người tham gia giao thông đã phản bác và cho rằng đề xuất này không phù hợp với điều kiện khí khậu nước ta.

Nhiều chuyên gia giao thông, bác sĩ khẳng định, việc hàng triệu phương tiện xe máy tham gia giao thông nếu bật đèn ban ngày sẽ càng gây nóng nực, phản cảm, gây cảm giác khó chịu với người đi ngược chiều, hơn nữa tác hại cho mắt.

Thậm chí có ý kiến cho rằng, nếu áp dụng quy định này sẽ phản tác dụng, gây ra nhiều tai nạn giao thông do việc bật đèn xe máy dễ làm mắt mỏi, ngoài ra khiến lượng điện tiêu thụ trong xe nhiều hơn gây hao tổn tuổi thọ áp quy, tốn nhiên liệu...

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy – Chuyên gia nghiên cứu về giao thông cho rằng, ông không đồng tình với đề xuất này vì nó không phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Thuỷ, luật này lấy từ nước ngoài như ở châu Âu để áp vào Việt Nam là không phù hợp. Các nước đó có sương mù nhiều, tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn giao thông nên họ yêu cầu các phương tiện phải bật đèn.

Còn ở Việt Nam là nước nhiệt đới, trời nóng, một năm có 70-80% thời gian trời sáng, vì vậy không nên bật đèn suốt. Đáng nói, trên đường có hàng triệu phương tiện xe máy tham gia giao thông bật đèn sẽ càng gây nóng nực, phản cảm, gây cảm giác khó chịu với người đi ngược chiều.

“Nước mình trong tương lai cũng không nên đưa vào để áp dụng. Đừng có thấy nước ngoài làm mình cũng làm theo, nó không phù hợp. Nắng ngày càng nóng, dưới thời tiết nóng 40 độ C còn bật đèn xe lên nữa thì rất khổ, vừa nóng lại phản tác dụng”, Tiến sĩ Thủy nói.

Tiến sĩ Thuỷ cho rằng, việc áp dụng bật đèn vào ban ngày để giảm thiểu tai nạn giao thông không có tác dụng còn gây rắc rối, giảm tầm nhìn, ngược lại gây tai nạn nhiều hơn.

“Tai nạn giao thông không phải là do không bật đèn mà chủ yếu là do hạ tầng yếu kém. Việc bật đèn gây ra lãng phí về năng lượng trong ắc qui xe. Tiếp đó là gây ra ô nhiễm môi trường, tăng tiêu thụ nhiên liệu”, Tiến sĩ Thuỷ nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia và bạn đọc, việc sử dụng đèn chiếu xe ở Việt Nam còn chưa được người tham gia giao thông có ý thức thực hiện vì thế việc bật đèn xe ban ngày càng không hợp lý.

Theo các chuyên gia và bạn đọc, việc sử dụng đèn chiếu xe ở Việt Nam còn chưa được người tham gia giao thông có ý thức thực hiện vì thế việc bật đèn xe ban ngày càng không hợp lý.

Bình luận về đề xuất trên, ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, việc bật đèn xe máy vào ban ngày là quy định không cần thiết, không giải quyết được vấn đề và cũng hơi kỳ.

"Đề xuất bật đèn vào ban ngày theo tôi nó không phù hợp với khí hậu, thời tiết ở Việt Nam”, ông Thanh chia sẻ.

Theo ông Thanh, hiện nước ta chưa có số liệu chứng minh tai nạn giảm được nhờ việc bật đèn vào ban ngày. Ở đất nước ít nắng thì cần phải bật đèn khi hạn chế tầm nhìn chứ Việt Nam không cần thiết.

Ông Bùi Danh Liên - chuyên gia vận tải cho rằng: Ở các nước châu Âu, sương mù nhiều, gần như quanh năm, nhà sản xuất thiết kế đèn theo kiểu xe khởi động - đèn sáng là hợp lý. Còn ở Việt Nam, nếu đề xuất trên trở thành luật sẽ gây không ít phiền toái cho người tham gia giao thông. Bởi, tại nước ta, các phương tiện còn đang loay hoay tìm giải pháp để chống nắng, chống lóa khi trời nắng to, đặc biệt là khu vực miền Trung, miền Nam, nay nếu bắt buộc xe máy phải bật đèn khi lưu thông ban ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của các phương tiện.

Hơn nữa, bật đèn vào ban ngày không chỉ gây lãng phí mà còn làm tăng nhiệt độ môi trường và đi ngược lại với các quy định hiện có về bảo vệ môi trường, thậm chí làm gia tăng các vụ TNGT do tầm nhìn bị ảnh hưởng.

Một số chuyên gia trong ngành giao thông cũng như môi trường cho rằng, châu Âu là xứ lạnh, sương mù gần như quanh năm nên việc quy định xe máy phải bật đèn khi lưu thông ban ngày là hợp lý.

Trong khi đó, khí hậu tại Việt Nam nóng, ẩm là chủ đạo, thậm chí một số tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ nắng nóng quanh năm, nhiệt độ cao điểm ngoài trời những ngày hè nắng nóng lên tới 40-45 độ C. Do vậy, việc quy định xe máy phải bật đèn khi lưu thông ban ngày cần tính toán, nghiên cứu kỹ, tránh bê kinh nghiệm từ nước ngoài về áp dụng nguyên bản tại Việt Nam, vừa không hiệu quả, vừa gây xáo trộn, bức xúc trong nhân dân.

Còn một số đơn vị sản xuất xe máy cho rằng, phải mất 2 năm để các cơ quan có liên quan phê chuẩn các tiêu chuẩn kỹ thuật, thử nghiệm xe.

Ngoài ra, với mật độ xe máy và hạ tầng tại các đô thị của Việt Nam như hiện nay, cơ quan chức năng cần tính toán kỹ những tác động phụ, như nhiệt độ môi trường trong những ngày hè nắng nóng, tầm quan sát của các phương tiện và chi phí phát sinh.

Bài liên quan