Đề xuất dán tem để phân biệt đào rừng với đào trồng

Thứ ba, 12/01/2021, 20:26 PM

UBND dân huyện Vân Hồ đề xuất dán 11.000 tem cho hoa đào xuất xứ địa phương để tránh nhầm lẫn giữa đào trồng và đào rừng, thuận lợi cho việc tiêu thụ.

UBND dân huyện Vân Hồ đề xuất dán 11.000 tem cho hoa đào xuất xứ địa phương để tránh nhầm lẫn giữa đào trồng và đào rừng, thuận lợi cho việc tiêu thụ.

UBND dân huyện Vân Hồ đề xuất dán 11.000 tem cho hoa đào xuất xứ địa phương để tránh nhầm lẫn giữa đào trồng và đào rừng, thuận lợi cho việc tiêu thụ.

Trả lời trên Dân Trí, ông Vũ Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết, huyện vừa kiến nghị UBND tỉnh Sơn La đề xuất Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho phép người dân được khai thác, buôn bán, vận chuyển cành đào, gốc đào trồng, làm tem nhãn cho đào trồng của Vân Hồ và tổ chức Lễ hội hoa đào 2021.

Theo ông Hải, hiện nay huyện có 500ha trồng cây đào bán dịp Tết: Trong đó tại xã Lóng Luông có 300ha, xã Vân Hồ trồng 200ha, tất cả đều trồng tập trung trên nương, đồi của người dân sở tại.

Cây đào mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân nơi đây, phù hợp với địa hình đất dốc, tập quán canh tác của người dân bản địa. Qua khảo sát cho thấy, các xã Lóng Luông, Vân Hồ không có đào rừng.

Được biết, UBND huyện Vân Hồ đã thiết kế 2 mẫu tem, kích thước dài 15cm và 20cm, số lượng 11.000 tem. Nguồn kinh phí để thực hiện in tem này được xã hội hóa.

Huyện Vân Hồ đề xuất dán tem xác minh nguồn gốc đối với đào trồng dựa trên số liệu thống kê diện tích, số lượng gốc đào trồng của các hộ dân và huyện phát ra số tem tương ứng.

Phát biểu tại hội nghị của ngành nông nghiệp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cấm việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết, để gìn giữ nét đẹp của nông thôn, miền núi.

Trước hiện tượng chặt cây rừng, đào rừng về bán ở trong dịp Tết, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường, Thủ tướng cho rằng, đây là hành vi vi phạm, cần xử lý nghiêm túc.

Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, giải thích Thủ tướng yêu cầu cấm chặt đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết, chứ không cấm mua bán đào do người dân miền núi hoặc miền xuôi trồng.

Tùy thuộc vào diện tích đào rừng bị chặt, loại gỗ, loại rừng khai thác mà người chặt đào rừng có mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng. Đối với các hành vi chặt đào rừng nhỏ, lẻ, tự phát thì mức phạt tối thiểu là 500.000 đồng.

Chặt đào rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định Tội hủy hoại rừng như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng...

Khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù 07 - 15 năm.

Như vậy, đối với hành vi chặt phá đào rừng với diện tích lớn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mua, bán đào rừng cũng vi phạm pháp luậtHành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật hiện nay quy định mức phạt tại Điều 23 Nghị định 35/2019.

Cụ thể, phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, trong trường hợp:

- Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;

- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;

- Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15 triệu đồng.

Mức phạt cao nhất của điều này là 500 triệu đồng. Tuy nhiên, thông thường khi mua đào rừng chơi Tết, người mua thường mua với số lượng ít nên chỉ bị phạt ở mức 05 - 15 triệu đồng.

Với số lượng mua đào rừng trái pháp luật lớn, mức phạt có thể cao hơn.