Đề xuất tăng thêm quyền cho chủ tịch đặc khu: Lo ngại vượt quyền, lạm quyền

Thứ hai, 23/04/2018, 16:32 PM

Mới đây, tỉnh Kiên Giang vừa đề xuất tăng thêm quyền thu hồi đất cho Chủ tịch UBND đặc khu Phú Quốc.

de-xuat-tang-them-quyen-cho-chu-tich-dac-khu-lo-ngai-vuot-quyen-lam-quyen
Lo ngại tình trạng lạm quyền nếu tăng thêm quyền cho chủ tịch đặc khu.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng vừa ký báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng đặc khu kinh tế hai vấn đề, trong đó có vấn đề về chính sách thu hồi đất tại đặc khu Phú Quốc.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang , với 8 trường hợp Chủ tịch UBND đặc khu được quyết định thu hồi đất “để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” trong dự thảo luật về đặc khu là chưa đủ, cần phải bổ sung 7 trường hợp khác để việc phát triển đặc khu được thuận lợi hơn.

7 trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị bổ sung bao gồm: “Khu phi thuế quan, cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư và các khu chức năng khác theo quy hoạch đặc khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng cho rằng: “Hoặc thu hồi đất đối với các dự án thuộc danh mục ngành nghề ưu tiên phát triển và dự án do chủ tịch UBND đặc khu quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đặc khu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Về đề xuất này của chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tỏ ra ngạc nhiên và lo ngại có thể xảy ra tình trạng lạm quyền nếu chấp thuận những kiến nghị này. Theo đại biểu Hòa, hiện nay, theo dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, thẩm quyền của Chủ tịch UBND đặc khu được Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh ủy nhiệm.

"Khi thảo luận tại Quốc hội thời gian qua về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhiều ĐBQH cho rằng quyền của Chủ tịch UBND đặc khu đã rất lớn. Có những quyền đúng ra phải do Thủ tướng quyết, đằng này lại giao cho Chủ tịch UBND đặc khu quyết luôn. Có những việc Chủ tịch UBND tỉnh chưa được quyết mà Chủ tịch UBND đặc khu được giao.

Bây giờ, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang lại xin tăng quyền nữa thì e rằng không hợp lý, có thể xảy ra tình trạng lạm quyền và Quốc hội khó mà thông qua được, ông Hoà bày tỏ sự lo ngại.

Cùng quan điểm với ĐBQH Phạm Văn Hòa, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cũng cho biết, đặc khu là mô hình mới tại Việt Nam. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến xây dựng pháp luật hoặc các hành lang pháp lý khác có liên quan đến quá trình hoạt động tại đặc khu thì cần có lộ trình.

"Nếu mở toang cánh cửa, tăng quyền cho Chủ tịch UBND đặc khu như đề xuất của UBND tỉnh Kiên Giang thì theo tôi là không nên, mà cần phải có lộ trình, xem đặc khu đi vào hoạt động như thế nào. Nếu ta không nhìn xa vào tương lai, sẽ trả giá cho hậu quả (nếu có) xảy ra sau này", luật sư Đức nêu quan điểm.

 

Thủ tướng: Không để ‘cò’ đất lộng hành tại các đặc khu kinh tế

Tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, phải bảo đảm trật tự xã hội, không để “cò đất” mua bán đất lộng hành trên địa bàn.

 

Xây đặc khu: Phải xác định rõ nguồn lực và lợi ích

Đặc khu này sẽ mang lợi ích gì cho đất nước và chúng ta sẽ phải bỏ ra cái gì, thu lại được gì? Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển băn khoăn đặt câu hỏi.

 

‘Sốt’ đất đặc khu: Lo ngại cán bộ cũng trở thành cò đất

Trước ngưỡng cửa trở thành đặc khu kinh tế, tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đang dấy lên nhiều vấn đề đáng lo ngại.