Chủ nhật, 04/08/2019, 14:53 PM
  • Click để copy

Đến Quảng Trị, khám phá hệ thống giếng cổ nghìn năm chưa bao giờ cạn

Hệ thống giếng cổ tại xã Gio An (huyện Gio Linh) hứa hẹn sẽ là điểm đến khám phá, trải nghiệm thu hút khách nếu tỉnh Quảng Trị biết cách tận dụng, đưa vào khai thác trong thời gian tới.

den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Đến tỉnh Quảng Trị, men theo tuyến đường 75 đi qua các thôn An Nha, An Hướng, Hảo Sơn, Long Sơn... thuộc xã Gio An, đi đến đâu du khách cũng dễ dàng bắt gặp các giếng đá độc đáo thuộc hệ thống giếng cổ tại địa phương này.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Hệ thống giếng cổ gồm 14 giếng với tên gọi dân dã địa phương như: giếng Trạng, giếng Đào, giếng Máng…
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Theo một số tài liệu, hệ thống giếng cổ Gio An hình thành vào cuối thời đại đồ đá mới cách đây khoảng 5.000 năm. Chủ nhân của nó từ xa xưa là người Chăm Pa với trình độ văn minh khá cao, sau này được người Việt thừa hưởng lại.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Không giống với giếng nước ở những vùng đồng bằng khác, giếng cổ Gio An có cấu trúc gồm nhiều thành phần. Nguyên liệu để xây dựng chủ yếu là đá mồ côi được sắp xếp một cách công phu.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Đây là kỹ thuật khai thác nước với dạng cấu trúc độc đáo, thể hiện trình độ xếp đá điêu luyện của người xưa trong quá trình ngăn dòng, lập bể, khai mương để tận dụng những mạch nước ngầm tự nhiên từ triền đồi ở những độ cao khác nhau nhằm phục vụ cuộc sống.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Hệ thống giếng cổ được chia làm 3 loại và xây dựng tuỳ theo mặt bằng, độ chênh nhau của sườn đồi và nguồn nước.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng các giếng cổ Gio An hầu như có một đặc điểm chung là nước chảy quanh năm, nguồn nước chưa bao giờ cạn. Chính cách tìm nguồn nước, cách làm giếng và lấy nước để sử dụng mang nhiều nét lạ độc đáo đã thôi thúc các nhà khoa học tìm hiểu và khám phá.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Ở Gio An, những mạch nước ngầm mát lành từ giếng cổ không chỉ cung cấp nước sinh hoạt, mà còn ban cho người dân nơi này một đặc sản khá đặc biệt. Đó chính là rau liệt.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Ở đây, rau liệt còn được gọi với cái tên khác là rau xà lách xoong. Loại rau này có đặc điểm là rất khó trồng bởi chỉ mọc được ở những nơi sạch sẽ, có nguồn nước mát lành.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Với nguồn nước ngầm quanh năm mát lành từ các giếng cổ, ở Gio An cây rau liệt không cần chăm sóc vẫn phát triển xanh tốt lại còn “siêu sạch”, thuần túy từ thiên nhiên.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Người dân địa phương dùng nước để sinh hoạt.
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Mới đây, để phát huy giá trị của hệ thống giếng cổ Gio An, tỉnh Quảng Trị đã có chuyến đi kiểm tra, khảo sát. Qua chuyến khảo sát, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho hay, sẽ nghiên cứu hướng phát triển du lịch ở vùng Tây huyện Gio Linh với tour thăm giếng cổ, thưởng thức đặc sản rau xà lách xoong, các món gà đồi…
den-quang-tri-kham-pha-he-thong-gieng-co-nghin-nam-chua-bao-gio-can
Với những giá trị hiếm có, vào năm 2001, hệ thống giếng cổ Gio An đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
 

Vượt đèo khám phá ‘Thiên hạ đệ nhất hùng quan’

Từng là một trong những quan ải hùng tráng nhất ở Việt Nam, Hải Vân Quan ngày nay trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất trên hành trình khám phá đèo Hải Vân.

 

7 giờ trên chuyến xe lửa vắng khách nhất cả nước

Không hiếm những ngày chuyến tàu đi và về giữa ga Yên Viên (Hà Nội) và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh mà không có nổi một hành khách ngoài 5 nhân viên của tổ phụ trách.