Địa điểm làm Căn cước công dân tại Hà Nội

Thứ năm, 02/08/2018, 16:25 PM

Tại Hà Nội có 31 điểm cấp Căn cước công dân, bao gồm trụ sở Phòng Cảnh sát quản hành chính về Trật tự xã hội và tại công an các địa phương.

Căn cước công dân
Các địa điểm làm thẻ căn cước tại Hà Nội

Hiện Hà Nội có 31 điểm cấp Căn cước công dân, bao gồm trụ sở Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC64 Công an TP. Hà Nội), địa chỉ số 44, đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa và 30 điểm khác trực thuộc cơ quan Công an 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Cụ thể các địa chỉ đổi căn cước tại Hà Nội:

dia-diem-lam-can-cuoc-cong-dan-tai-ha-noi
31 địa điểm làm thẻ căn cước trên địa bàn Hà Nội

Tại các tỉnh thành làm thẻ căn cước ở đâu?

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước:

1. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Thủ tục làm thẻ Căn cước công dân

Thủ tục đăng ký làm thẻ Căn cước rất đơn giản, công dân chỉ cần xuất trình giấy tờ hợp pháp, trong đó bắt buộc phải có sổ hộ khẩu bản chính. Công dân sẽ không cần xác nhận của công an sở tại như làm chứng minh nhân dân trước đây.

Để phục vụ người dân đăng ký nhanh nhất, tất cả các bước đăng ký từ hướng dẫn ghi thông tin tờ khai, lăn tay, chụp ảnh đến trả kết quả đăng ký đều có ít nhất 1 cán bộ phục vụ.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.

dia-diem-lam-can-cuoc-cong-dan-tai-ha-noi
Mục tiêu làm thẻ căn cước là để giảm các giấy tờ công dân

Làm thẻ Căn cước công dân có mất phí không?

Thông tư 331/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 256/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp thẻ căn cước, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước phải nộp lệ phí thẻ Căn cước theo quy định.

Về mức thu lệ phí, Thông tư quy định công dân từ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước; đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi; chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

dia-diem-lam-can-cuoc-cong-dan-tai-ha-noi
Chuyển đổi căn cước công dân là quyền lợi của mỗi công dân

Đối với việc đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu, lệ phí phải nộp sẽ là 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam mất khoản phí là 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Một số đối tượng khác cũng sẽ được miễn lệ phí làm căn cước công dân.

 

Hiến máu thời kỳ công nghệ 4.0, người cho máu chỉ cần 1 phút làm thủ tục trước khi được hiến

Giờ đây thay vì thời gian đăng ký hiến máu như truyền thống mất khoảng 10 phút, thì việc đăng ký online lần đầu tiên áp dụng tại chương trình Hành trình Đỏ sẽ giảm thời gian làm thủ tục hiến máu chỉ chưa đến 1 phút.

 

Cuộc đại phẫu cắt bỏ thủ tục hành chính đáng lưu ý của Bộ Công Thương

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định số 1408/QĐ-BCT ngày 27/4/2018 phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh.

 

Thủ tục kết hôn tại nước ngoài như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như thế nào?