Điểm danh thương hiệu Việt vươn ra toàn cầu

Chủ nhật, 13/10/2019, 18:10 PM

Nhiều thương hiệu Việt ngày càng khẳng định được vị thế tại thị trường quốc tế như Vietjet, Vinamilk, Tân Hiệp Phát, TH True Milk…

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Vinamilk vươn ra thế giới với tài chèo lái của bà Mai Kiều Liên

Vinamilk vươn ra thế giới với tài chèo lái của bà Mai Kiều Liên

Vinamilk không những giữ vững vị trí cao trong phân khúc sữa tươi trên thị trường nội địa, mà còn là doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu được sữa tươi ra thị trường thế giới.

Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với sữa ngoại tràn ngập, Vinamilk vẫn chiếm lĩnh thị phần bền vững. Riêng phân khúc sữa tươi, với các dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100% thơm ngon chất lượng cao, giá hợp lý, công ty tiếp tục giành được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng và giữ vững vị trí cao. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã.

Năm 2012, công ty đã cho ra đời thêm dòng sản phẩm sữa tươi tách béo, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Liên tiếp hai năm qua, công ty tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm sữa tươi 100% đạt 70%. Hiện Vinamilk đưa được các sản phẩm đến thị trường 26 quốc gia trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt hơn 180 triệu USD.

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Bà Mai Kiều Liên ghi dấu ấn trong mọi thành công của Vinamilk.

Với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu và phấn đấu trở thành một trong 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất toàn cầu, đạt doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017, sắp tới Vinamilk sẽ khánh thành hai nhà máy hiện đại, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng. Nhà máy thứ nhất ở Bình Dương với dây chuyền hoàn toàn tự động hóa, được với vận hành bởi robot, công suất 400 triệu lít sữa nước một năm và giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 800 triệu lít sữa một năm.

Nhà máy thứ hai chuyên sản xuất sữa bột trẻ em với trang thiết bị và công nghệ hiện đại tại châu Á, đặt tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, công suất 54.000 tấn một năm, chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nội địa và xuất khẩu.

Dự kiến sau khi hai nhà máy nói trên đi vào sản xuất, kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk sẽ tăng mạnh, nhất là nguồn thu từ các dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100%, với hương vị thơm ngon mới ra đời, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng hiện nay.

"Nữ tướng" Mai Kiều Liên được coi như "linh hồn" của Vinamilk, góp phần rất lớn vào sự phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Hiện tại, bà Liên đang là thành viên HĐQT Vinamilk kiêm Tổng giám đốc Vinamilk.

giam-doc-dieu-hanh-vinamilk-chung-toi-tam-niem-rang-chat-luong-va-sang-tao-la-nguoi-ban-dong-hanh
Quy mô trang trại bò sữa của Vinamilk.

Bà Liên đang chèo lái Vinamilk ra thị trường quốc tế; công ty hiện xuất khẩu sang 23 nước. Bà sinh ra tại Pháp, được đào tạo tại Moscow, quay về Việt Nam năm 1976. Bà gia nhập công ty Sữa - Cà phê miền Nam, tiền thân Vinamilk do nhà nước quản lý. Bà có quan điểm bảo thủ về tài chính, tránh vay mượn, đòn bẩy.

Theo tạp chí Corporate Governance Asia (Hong Kong), bà là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách “Những CEO thành công nhất châu Á 2012”. Vinamilk được cho là ứng viên có thể lọt vào danh sách Fab 50 (50 công ty niêm yết lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương do Forbes châu Á bình chọn).

Tân Hiệp Phát với hành trình 25 năm vươn ra biển lớn

Ngay từ khi thành lập, nhà sáng lập – Tiến sĩ Trần Quí Thanh đã xác định sứ mệnh của Tân Hiệp Phát là được đóng góp cho sự phồn vinh của Việt Nam bằng cách tạo nên thương hiệu nước giải khát hàng đầu của quốc gia. Mục tiêu của Tân Hiệp Phát là trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống ở thị trường châu Á, song song với việc phục vụ người tiêu dùng toàn cầu.

Tân Hiệp Phát quyết tâm xây dựng dây chuyền sản xuất tốt nhất trên thế giới. Hiện Tập đoàn là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu 10 dây chuyền công nghệ Aseptic của châu Âu. Đây là dây chuyền công nghệ sản xuất vô trùng tối tân nhất hiện nay, vận hành trên nguyên tắc tự động và khép kín từ khâu trích ly nguyên liệu, thổi chai đến chiết rót, đóng nắp, dán nhãn đến đóng thùng.

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Nhà sáng lập Tân Hiệp Phát - Tiến sĩ Trần Quí Thanh (áo trắng).

Quá trình trích ly được thực hiện trong điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt về nhiệt độ, thời gian để giữ được toàn bộ các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đồng thời lọc được tất cả các tạp chất để cho ra sản phẩm an toàn tuyệt đối về vi sinh theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Với công nghệ hiện đại, Tân Hiệp Phát tự tin tiếp tục hướng tới các thị trường rất khó tính, nơi có những yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt nhất về chất lượng sản phẩm như Mỹ, Canada, các nước phát triển vùng Trung Đông.

Sau 25 năm hoạt động, Tập đoàn Tân Hiệp Phát giành nhiều thành tựu nổi bật. Với 4 nhà máy trải rộng trên cả nước, sản phẩm có mặt ở 63 tỉnh thành mà còn xuất khẩu đến gần 20 quốc gia trên thế giới. Trong tương lai, tập đoàn đặt mục tiêu xây dựng nhà máy tại nước ngoài nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành doanh nghiệp sản xuất nước giải khát hàng đầu châu Á.

Tân Hiệp Phát sau 25 năm phát triển đang bước vào giai đoạn chuyển giao từ nhà sáng lập sang thế hệ tiếp theo. Từ năm ‎2006-2008, nữ doanh nhân Trân Uyên Phương (con gái lớn của Tiến sĩ Trần Quí Thanh) giữ vai trò chủ lực trong hoạt động truyền thông cho các nhãn hàng của Tân Hiệp Phát. Sau đó, Uyên Phương kiêm nhiệm vị trí CEO công ty Bao bì xanh Thái Bình Dương. Năm ‎2009-2010, giữ vị trí giám đốc marketing và hiện nay bà là Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương hiện là Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Năm 2017 có thể xem là năm “ra mắt” ngoạn mục của Uyên Phương trong giới doanh nhân. Cô ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” và nhanh chóng trở thành hiện tượng của ngành xuất bản khi ngay lập tức bán được hàng vạn bản.

Năm 2018 nữ doanh nhân 8X Việt Nam còn ghi dấu ấn khi ra mắt cuốn sách Competing with Giants (tạm dịch Vượt lên người khổng lồ) ngày tại trụ sở của Forbes, Mỹ. Competing with Giants là kết quả nghiên cứu 4 năm của Uyên Phương cùng với sự tham gia của 2 đồng tác giả là nhà báo Jackie Horne (người Anh) và chuyên gia John Kador (người Mỹ).

Bà Thái Hương đưa TH True Milk vươn ra thế giới

TH True MILK có 5 giá trị cốt lõi: Vì sức khỏe cộng đồng; Hoàn toàn từ thiên nhiên; Tươi, ngon, bổ dưỡng; Thân thiện với môi trường; Tư duy vượt trội và Hài hòa lợi ích. Và thương hiệu được xây dựng trên nền tảng đó.

Từ khi ra mắt thị trường, trong bối cảnh ngành sữa trong nước nhập nhèm khái niệm “sữa bột pha lại” và “sữa tươi” nhằm trục lợi, dòng sữa tươi sạch TH True Milk đã mở ra một con đường đột phá, đặt những viên gạch đầu tiên, nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến sữa tươi sạch tại Việt Nam, gây dựng nên một thương hiệu duy nhất hoàn toàn sản xuất sữa tươi sạch. Tới thời điểm này, TH true MILK chiếm tới gần 50% thị phần sữa tươi tại Việt Nam. 

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Sản phẩm TH true MILK đạt nhiều giải thưởng chất lượng trong nước và quốc tế.

Sản phẩm TH true MILK đạt nhiều giải thưởng chất lượng trong nước và quốc tế, trong đó có các giải Vàng tại Liên bang Nga, các giải đặc biệt tại Dubai (UAE), Hàn Quốc…

Ngày 18/5/2016, tại tỉnh Moscow và ngày 18/10, tại tỉnh Kaluga (Liên bang Nga), TH đã phối hợp với chính quyền các tỉnh khởi công Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa giai đoạn 1 của tập đoàn TH tại Nga với mức đầu tư 500 triệu USD. Đây là giai đoạn đầu tiên trong tổng thể Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp và một số dự án về thực phẩm với tổng vốn đầu tư là 2,7 tỷ USD tại Liên bang Nga.

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Bài Thái Hương nhà sáng lập thương hiệu TH True MILK.

Thành công của TH True MILK dưới sự dẫn dắt của “thuyền trưởng” Thái Hương, Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) thuộc Tập đoàn TH không ngừng lớn mạnh, doanh thu tăng trưởng vượt bậc.

Mới đây, bà Hương đã quyết định rời vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk để giữ "ghế" Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Bà Thái Hương được xem là một trong những bông hồng quyền lực của giới tài chính Việt Nam. Năm 2015 và 2016 bà lọt vào top danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á.

Vietjet hàng tư nhân Việt số 1 dưới tài chèo lái bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Thị trường hàng không “là khe cửa hẹp” đối với các doanh nghiệp tư nhân, nhiều hãng hàng không ra đời đã không thể cất cánh hoặc dừng bay sau một thời gian lỗ triền miên.

Trong bối cảnh đó, Vietjet ra đời với sứ mệnh mang đến ngày càng nhiều cơ hội bay cho người dân trong nước và quốc tế. Vietjet Air đã tạo ra một cuộc cách mạng về phương tiện đi lại cho người dân Việt Nam, đóng góp phát triển ngành Hàng không Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Với chiến lược đầu tư bài bản, kế hoạch phát triển bền vững, chính sách xã hội hóa thị trường hàng không của Chính phủ, sau bốn năm cất cánh, Vietjet đã vận chuyển hơn 20 triệu lượt hành khách, tỷ lệ đúng giờ đạt 82,58 %, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,56%.

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Vietjet hiện khai thác 43 đường bay (31 nội địa, 12 quốc tế) với đội tàu bay mới, hiện đại.

Vietjet hiện khai thác 43 đường bay (31 nội địa, 12 quốc tế) với đội tàu bay mới, hiện đại, phi hành đoàn tài năng, thân thiện.

Với sự tham gia của Vietjet, thị trường hàng không nội địa sôi động chưa từng có, mỗi ngày giữa Hà Nội và TP.HCM 60 chuyến bay cất cánh (cứ 15-20 phút là có một chuyến), 35 chuyến kết nối hàng ngày giữa Hà Nội và Đà Nẵng,... cùng hàng trăm chuyến bay trong nước và quốc tế khác.

Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trong sự tăng trưởng 26% của hàng không nội địa 6 tháng đầu năm 2015, VietjetAir đã đóng góp tới 70%.

Thành công của Vietjet ghi dấu ấn của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo. CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes Asia đánh giá là nằm trong Top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019.

diem-danh-thuong-hieu-viet-vuon-ra-toan-cau
Thành công của Vietjet ghi dấu ấn của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo. 

Forbes đánh giá bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên lịch sử trong ngành hàng không thế giới khi là phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại lớn.

Thành công với Vietjet Air đồng thời giúp bà Thảo trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD.