Tắc đường ở đỉnh Everest: Khi sự nổi tiếng hóa tai ương

Thứ ba, 28/05/2019, 16:13 PM

Không thể ngờ, chúng ta lại có thể chứng kiến cảnh “tắc đường” tại Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới so với mực nước biển ở độ cao 8.848m.

USZREOEAWAI6TPHHIC2BAX34UA
Hàng tá vận động viên leo núi chờ lên đỉnh Everest. Ảnh: Getty Images

Chatur Tamang đang trên đường đến “nóc nhà thế giới” thì bị “tắc đường”. Phía trước anh, trên con dốc cuối cùng dẫn tới đỉnh Everest là hơn 100 người khác đang đứng chen chúc ở dải đất hẹp – nơi cao tới mức nổi tiếng với cái tên “ngưỡng chết – Death Zone”.

Một số người leo ngược trở lại khẩn khoản cầu xin những người đang leo lên mở đường để họ vượt qua vì đã hết oxy. Cảnh tượng ấy khiến cho Tamang, hướng dẫn viên leo núi 45 tuổi sống tại Nga, ớn lạnh. Ông lo rằng tình hình năm sau còn tệ hơn nữa và hậu quả nghiêm trọng hơn nữa nếu không có hành động nào được đưa ra.

Năm 2019, ít nhất 19 người thiệt mạng khi cố leo lên đỉnh Everest, cao nhất trong vòng 4 năm qua. Một phần dẫn đến số người leo núi năm nay đông hơn là do nhiều người cố leo lên khi thời tiết tốt, gây ra ách tắc, kéo dài thời gian mọi người phải trải qua ở các độ cao chết chóc.

Quan chức Nepal đang xem xét một số thay đổi. Vài chuyên gia cho rằng chính phủ nên kéo dài mùa leo núi trong tháng 5 hoặc bổ sung yêu cầu nhất định đối với người leo núi. Nhiều người không có kinh nghiệm hoặc ký hợp đồng với các công ty du lịch giá rẻ.

Nirmal Purja, nhà leo núi chuyên nghiệp, người đang cố chinh phục 14 đỉnh núi khắp thế giới trong vòng 7 tháng, đã dừng lại khi leo xuống từ đỉnh Everest để chụp lại khung cảnh phía sau. Trời lạnh bất thường và cũng đông bất thường.

Purja, người đã chinh phục đỉnh Everest 4 lần, nói rằng anh chưa từng thấy cảnh tắc nghẽn nào “điên rồ” như vậy. Anh nằm trong số những người tin rằng giải pháp là kéo dài mùa leo núi Everest để giãn số người muốn chinh phục đỉnh núi.

Năm 2019 cũng là năm chính phủ Nepal cấp giấy phép leo núi kỷ lục, 381. Do số liệu không bao gồm hướng dẫn viên, số người thực tế leo núi có thể gấp đôi. Vì vậy, một số người mất nhiều thời gian hơn thông thường để leo núi. Một trong số này là Nihal Bhagwan, 27 tuổi, người bị chết vì mất nước, kiệt sức và say độ cao. Anh trải qua 2 ngày tại 2 điểm trung gian trong quá trình leo, trong khi thời gian chỉ nên là 1 ngày. Khi leo tới đỉnh, anh đã thấm mệt và hoàn toàn kiệt sức khi leo xuống.

Những người chết khi leo đỉnh Everest năm nay còn có 2 người Ấn Độ khác, 2 người Anh, 2 người Ireland và 2 người Mỹ.

Theo một số người trong ngành trekking, sự việc tại Everest năm nay không phải điều bất thường và là lời nhắc nhở về nguy cơ chết chóc khi leo núi. Mingma Sherpa đến từ đại lý du lịch Seven Summit Treks cảnh tỉnh: “Nếu chuẩn bị thám hiểm Everest, nó không khác gì trận chiến”. Đôi khi, chậm trễ là điều không thể tránh khỏi, giống như việc bạn phải chờ đến lượt khi thăm đền vậy.

Những người khác lại xem tắc đường như dấu hiệu cho thấy leo Everest trở thành một món hàng, thu hút những người ưa mạo hiểm thiếu kinh nghiệm và làm ô nhiễm ngọn núi bởi rác rưởi.

Dù vậy, chính phủ Nepal còn chần chừ trong việc giảm số người leo núi, một nguồn thu quan trọng cho nước này. Sau khi mùa leo núi 2019 khép lại, quan chức sẽ phân tích dữ liệu và xác định bước đi kế tiếp.

“Ngọn núi là dành cho tất cả mọi người”, Purja bày tỏ, nhưng “nó phải được quản lý phù hợp”.

 

Chùm ảnh: Chư Đăng Ya của tỉnh Gia Lai lọt top những ngọn núi lửa ấn tượng nhất thế giới

Bên cạnh những ngọn núi hùng vỹ nhất, núi Chư Đăng Ya của tỉnh Gia Lai dù đã nguội lạnh hàng triệu năm nhưng với cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt tuyệt đẹp là nơi rất đáng để ghé thăm.

 

Video: Tổng thống Putin nghỉ ngơi giữa núi rừng Tuva

Tổng thống Putin đã có vài ngày nghỉ ngơi ở Cộng hòa Tuva thuộc Nga. Tại đây, ông giản dị hòa mình vào núi rừng, sông nước.