Trước ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Cần phải thay đổi những định kiến về ngành Y

Thứ hai, 26/02/2018, 17:21 PM

Ngành y còn đó những tồn tại, tiêu cực có khi cả sự yếu kém nhưng ngành y cũng đang chịu cái nhìn khắt khe của dư luận xã hội chỉ từ một sự việc xảy ra người ta có thể quy kết cả một hệ thống y tế.

dinh-kien-nganh-y-mot-goc-nhin-khac
Ngành y cũng đang chịu cái nhìn khắt khe của dư luận xã hội. Ảnh minh họa

Năm 2017 qua đi trong 10 sự kiện ngành y được Bộ Y tế đưa ra có lẽ đọng lại trong tâm chí dư luận chỉ câu chuyện chạy thận 8 người chết ở Bệnh viện Hòa Bình, là bùng nổ dịch sốt xuất huyết, hay chuyện thuốc giả chữa ung thư…

Nói vậy để thấy tâm lý chung khi không ưa nhau người ta thường nhìn vào cái xấu, cái chưa tốt. Điều đó khó trách dư luận bởi chỉ trong thời gian ngắn liên tiếp những vụ việc tiêu cực nghiêm trọng trong ngành y được phơi bày khiến niềm tin với ngành y vốn đã bị xói mòn càng thêm phần suy giảm.

Trong sự cố chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Hòa Bình, khiến 18 người đang chạy thận nhân tạo bị sốc, 8 người sau đó lần lượt tử vong có lỗi lớn ngành y. Kết luận của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), mẫu nước thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10, số 13 có độ PH rất thấp, độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Floura cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép.

Các mẫu nước này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn AAMI. Ngoài 2 máy lọc thận trên, mẫu nước giám định tại các máy chạy thận nhân tạo khác cũng có hàm lượng Florua vượt ngưỡng an toàn hàng trăm lần. Như vậy rõ ràng lỗi của bệnh viện, của ngành y.

Hay như vụ án Công ty CP VN Pharma nhập khẩu thuốc ung thư giả gây chấn động dư luận, nguyên nhân sâu sa sự việc có lỗi của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Ngay dịch sốt xuất huyết bùng phát năm qua dư luận cũng thấy rõ sự yếu kém trong công tác phòng ngừa.

Những yếu kém, hạn chế, tiêu cực ngành y vẫn còn, thậm chí còn nhiều nhưng đó không phải là tất cả.

Với một ngành nghề nhạy cảm, liên quan đến sinh mạng con người như ngành y thì chỉ một sai sót nhỏ câu chuyện từ rủi ro trở thành y đức. Bất cứ nghề nào trong xã hội cũng có rủi ro nhưng với ngành y rủi ro ngành y dường như khó được tha thứ dễ bị quy chụp là thiếu đạo đức, thiếu y đức.

Xã hội cần phải phân biệt rạch ròi trường hợp tử vong nào là do y đức, trường hợp nào là rủi ro, tai nạn nghề nghiệp. So với các ngành nghề khác, số vụ tiêu cực, số vụ chết người do tai nạn nghề nghiệp của bác sĩ chưa hẳn đã nhiều, thậm chí chỉ chiếm số ít nhưng đây lại là lĩnh vực rất nhạy cảm và được nhân dân hết sức quan tâm.

Một bệnh viên mỗi năm cứu chữa thành công cho hàng nghìn bệnh nhân nguy kịch, một bác sĩ thức trắng nhiều đêm liền để cấp cứu bệnh nhân, thế nhưng chỉ cần xảy ra một vụ chết người là dư luận, xã hội mạnh mẽ lên án…

Nếu các vụ việc xảy ra như chết người, mổ nhầm chân, tiêm nhầm thuốc… cho bệnh nhân đã bị lên án có thể hiểu được nhưng chỉ là cử chỉ như gác chân, nói to y bác sĩ cũng bị quy kết thiếu tôn trọng, thiếu đạo đức liệu có quá khắt khe.

bsmok_hzaz
Xã hội đang có cái nhìn khắt khe với cán bộ ngành y tế, hình ảnh bác sĩ Minh gác chân bị đưa ra truyền thông như một vấn đề đạo đức nghiêm trọng

Vụ việc TS.BS Nguyễn Thị Minh (Bệnh viện Mắt Trung ương) chỉ vì tư thế ngồi do tâm lý, căng thẳng, mỏi mệt trong quá trình làm việc mà một bác sĩ có chuyên môn tốt bị kỷ luật là không công bằng.

Với Bác sĩ hình phạt lương tâm, áp lực dư luận xã hội về  tâm lý còn đáng sợ hơn các hình thức kỉ  luật, đền bù, bồi thường tiền cho bệnh nhân. Cũng chính từ áp lực dư luận, đường dây nóng ngành y tế được lập ra. Đường dây nóng có tác dụng thông tin phản ánh tiêu cực ngành y nhưng cũng trở thành áp lực vô hình.

Đã có câu chuyện y bác sĩ bị kỷ luật vì phản ánh có phần cá nhân, không khách quan của người nhà bệnh  nhân lên đường dây nóng. Khi có điện thoại lên đường dây nóng của Bộ Y tế, có thể chưa biết sự tình, chưa biết đúng sai, Bộ Y tế phải có phản ứng tức thì như yêu cầu lãnh đạo bệnh viện nơi xảy ra sự việc phải xử lý. Cho dù kết quả xử lý ra sao nhưng áp lực tâm lý khiến y bác sĩ luôn cảm thấy bất an.

Mặt khác với công nghệ hiện đại và sự phát triển của mạng xã hội truyền thông, chỉ cần một hình ảnh không đẹp của y bác sĩ, thậm chí không khách quan của người chụp khi cố tình soi mói. Hay đơn giản 1 đoạn video clip được đưa lên mạng xã hội ngay lập tức y bác sĩ sẽ nhận những phán xét của dư luận xã hội.

Chưa hết, một vấn nạn ngành y thời gian qua là tình trạng hành hung y bác sĩ. Như việc tại Bệnh viện Thạch Thất, Bệnh viện 115 (Nghệ An), Trạm Y tế xã Hương Long (Hà Tĩnh), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tại Bệnh viện 115 Thái Bình…

van-nan-hanh-hung-bac-si-can-bo-tri-luc-luong-cong-an-o-benh-vien
Luôn chịu cái nhìn khắt khe nhưng y bác sĩ chưa được bảo vệ đúng mức, thời gian qua xảy ra quá nhiều vụ việc y bác sĩ bị hành hung gây bức xúc dư luận. Ảnh bác sĩ bị hành hung tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái

Ngành Y tế cũng đã lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực nhằm vào nhân viên y tế, lên tiếng kêu gọi chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật để có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây thương tích cho các thầy thuốc. Thế nhưng tình trạng đó vẫn diễn ra, gần đây nhất là vụ việc hai bác sĩ bị đánh gây thương tích xảy ra Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái.

Nếu sau mỗi vụ việc như vậy mà cả xã hội lên án, như cách họ lên án sai phạm ngành y chắc sẽ giảm đi nhiều hành vi bạo lực hành hung bác sĩ.  

Vẫn biết khi chấp nhận bước chân vào nghề y, chọn con đường làm thầy thuốc thì phải có một tấm lòng nhân hậu, một lương tâm trong sáng, hết lòng phục vụ người bệnh. Ngoài ra cần phải có thêm bản lĩnh vững vàng và đức tính hy sinh, bởi nghề y là một nghề cao quý nhưng cũng rất khắc nghiệt, nhiều rủi ro.

Giá trị của một người thầy thuốc không đo bằng các tấm huy chương, danh hiệu mà chính là niềm tin của bệnh nhân.

Ngành y cao quý, ai bước vào ngành y cũng phải hiểu điều ấy. Vậy tại sao vẫn xảy ra tiêu cực, vẫn xảy ra nạn phong bì? Câu trả lời đó chỉ người trong cuộc mới hiểu. Nhìn khía cạnh xã hội có thể thấy nguyên nhân sâu xa bắt đầu tư giáo dục, từ việc đào tạo sinh viên ngành y, việc giáo dục y đức, việc cấp phép và quản lý hành nghề y, ứng xử của nhà quản lý y tế.

Cũng cần nhấn mạnh tiêu cực gia tăng trong ngành y là do lỗi hệ thống, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay với ngành y để khắc phục. Dư luận đang có cái nhìn theo kiểu “bác sĩ giàu lắm, làm ngoài làm trong, ngoài lương còn phong bì…”.

Đúng! Không thiếu bác sĩ có thu nhập hàng chục triệu/tháng, không thiếu bác sĩ làm ở bệnh viện thì ít bán danh, làm ngoài phóng khám tư thì nhiều.

Tuy nhiên con số ấy được bao nhiều trong hàng triệu y bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe nhân dân. Suy cho cùng đó là góc nhìn của xã hội, của dư luận với ngành y, đã đến lúc phải thay đổi góc nhìn với sự thông cảm, sẻ chia.

 

Status hay ngày 24/2: Y tế - Cần một sự công bằng

Status hay ngày 24/2 xin giới thiệu tới bạn đọc một bài viết với nhiều số liệu thú vị và các vấn đề 'nóng' của y tế Việt Nam của tác giả Lương Tân Hương trên trang Facebook cá nhân Lương Hương.

 

Chú chưa lì xì cho con - câu chuyện buồn ngày Tết

Bỗng nhiên, giọng một đứa nhóc vang lên khiến cho mọi người chú ý: “Chú chưa lì xì cho con” và lặp lại câu này đến 2 lần.

 

Cần xử lý nghiêm vi phạm giao thông ngày Tết

Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã nêu đề xuất này trong buổi làm việc với Bệnh viện Việt Đức vào chiều ngày 18/2.