Đồng Nai: Quyết định UBND tỉnh ban hành 20 năm vẫn 'đóng băng'

Thứ tư, 28/08/2019, 13:43 PM

Gần 20 năm sau khi UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định 770/CV/UBT xem xét, xử lý việc tranh chấp đất đai của ông Lý Văn Hơn nhưng không được giải quyết, vậy trách nhiệm thuộc về ai?.

dong-nai-20-nam-ubnd-tinh-ra-quyet-dinh-bi-thoi
Khu đất tranh chấp người dân vô tư xây nhà, chính quyền bất lực giữ nguyên.

Quyết định để thối suốt 20 năm

Theo tài liệu phóng viên có được, năm 1998, sau nhiều lần cụ Lý Văn Hơn gửi đơn thư “cầu cứu”, “vượt cấp” lên Chính phủ và được phúc đáp phản hồi. Ngày 10/03/2000, ông Võ Văn Một, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có công văn số 770/CV/UBT gửi văn phòng chính phủ; Văn phòng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư; Bộ Nông Nghiệp và PTNN; Tổng Cục địa Chính.

Trong công văn 770/CV/UBT - UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ, hiện trạng khu vực đất tranh chấp của ông Lý Văn Hơn còn lại có thể cấp là 172 ha (bao gồm đất trồng, đất trồng tràm, đất trồng cỏ...), 34 ha còn lại là trại bò sữa đang sử dụng, khu đất này nằm trong 206 ha đất tranh chấp mà cụ Lý Văn Hơn kiếu nại trước đó nhiều năm.

UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chỉ đạo các Sở, Phòng, Ban lập thủ tục giao cấp cho ông Lý Văn Hơn 172 ha để thực hiện phương án trang trại nhằm giải tỏa khiếu nại, tranh chấp nếu được sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi quyết định giao cấp đất, cụ Lý Văn Hơn có trách nhiệm bồi hoàn giải tỏa cây trái, hoa màu trên đất được cấp theo đơn giá của hội đồng định giá và không sử dụng ngân sách nhà nước.

Từ công văn 770/CV/UBT mà ông Võ Văn Một, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kí xác nhận giai đoạn từ năm 1998 cụ Lý Văn Hơn đã có đơn “cầu cứu” chính phủ việc doanh nghiệpsử dụng 34 ha đất nuôi bò sữa vẫn đang trong quá trình tranh chấp là đúng.

Thế nhưng, sự việc chưa được giải quyết dứt điểm thì doanh nghiệp bày mưu chiếm luôn 172 ha đất trồng cao su còn lại của gia đình ông Hơn mà không cần lý do, biến cụ thành người mất đất.

Điều khó hiểu ở chỗ, năm 2010, sau 10 năm UBND tỉnh Đồng Nai có công văn 770/CV/UBT gửi chính phủ, lúc này, mọi thông tin liên quan đến việc tranh chấp đất giữa cụ Lý Văn Hơn đều bị “ỉm” một cách khó hiểu, cho dù nhiều lần cụ Hơn  gánh đơn “cầu cứu”.

Lúc này, nhiều câu hỏi cần được làm rõ, sau khi ra công văn 770/CV/UBT - UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo xử lý vụ việc ra sao và làm được những gì? UBND tỉnh Đồng Nai có gửi công văn lên Văn phòng Chính phủ như đã viết? Tại sao 10 năm không phản hồi cho cụ Hơn nắm bắt tình hình?...

Càng tìm hiểu sâu vụ việc, phóng viên phát hiện nhiều kẽ hở “bất thường” và lạ lùng. Năm 2010, UBND tỉnh Đồng Nai không trả lời thắc mắc tranh chấp đất đai cụ Hơn “cầu cứu” lại có quyết định “bất thường”, khó hiểu, cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất với diện tích gần 48 ha tại xã Tam An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Trong đó, 34 ha/ 48 ha nằm trên diện tích đang tranh chấp.

 Vậy công văn 770/CV/UBT bị “tắc” ở đâu, ai chịu trách nhiệm để công văn “chết thối”? Sao công văn ra không có phản hồi cho cụ Hơn? Việc “ỉm” thông tin không trả lời đơn thư của cụ hơn là một kế hoạch  “chiếm đất” hay đằng sau còn uẩn khúc gì?...

Vào UBND tỉnh khó hơn lên trời

Sau khi Báo Sức Khỏe Cộng Đồng ra loạt bài phản ánh việc cụ Lý Văn Hơn kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai  chậm trễ trong quá trình xử lý đơn thư tranh chấp 208 ha đất trồng cao su không được xử lý  đã tạo làn sóng trong dư luận, nhiều độc giả đặt câu hỏi, liệu UBND tỉnh Đồng Nai có đang tạo cơ hội “ngầm” cho Tổng Công ty Công nghệ Thực phẩm Đồng Nai “xin chui”, “chiếm” 34 ha đất gia đình cụ Hơn quản lý trước đó.

Sự viêc được nhiều cơ quan ngôn luận phản ánh, yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc tìm rõ nguyên nhân tại sao đất nằm trong diện tranh chấp mà lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vẫn hạ bút kí cấp quyền sử dụng đất?.

Sau thời gian dài phản ánh, đặt lịch làm việc nhưng không được phản hồi, vì vậy,  nghi vẫn việc “bao che” sai phạm trong cấp quyền sử dụng đất cho Tổng Công ty Công nghệ Thực phẩm Đồng Nai rất rõ ràng và cần làm rõ?.

dong-nai-20-nam-ubnd-tinh-ra-quyet-dinh-bi-thoi

Để  sự việc được thông tin  khách quan, phóng viên tiếp tục bay vào Đồng Nai làm việc trực tiếp với lãnh đạo tỉnh, thế nhưng, mọi nỗ lực của chúng tôi bị bảo vệ “chặn” ngay trước cổng UBND tỉnh Đồng Nai “không nhiệm vụ miễn vào, nếu có việc ra khu nhà chờ đợi người trong ủy ban ra”.

Mặc phóng viên phân bua đúng sai bảo vệ vẫn không cho vào, chúng tôi đành bó tay trước cửa công quyền, đợi chờ gần 45 phút được một người tự xưng tên Nam làm việc tại văn phòng UBND tỉnh ra tiêp nhận công văn “chúng em tiếp nhận thông tin, có gì sẽ phản hồi sau, em không trả lời và tiếp nhận gì thêm từ các anh nữa, mong anh thông cảm”.

Tại sao phóng viên phản ánh trực tiếp đến các lãnh đạo cấp cao của UBND tỉnh Đồng Nai nhưng không ai tiếp nhận để xử lý vụ việc? Người dân có cần phải đợi 20 năm nữa để  tỉnh Đồng Nai xử lý không? Hay đằng sau có uẩn khúc gì?...

Chờ tỉnh xử lý người dân mất đất

 Sau thời gian dài chờ đợi UBND tỉnh Đồng Nai phản hồi về vụ việc, ngày 23/08 vừa qua, chúng tôi nhận được phản hồi từ số điện thoại 025138247xx tự xưng tên Tâm làm việc tại văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai được chỉ đạo gọi điện phản hồi nội dung Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nêu nhiều kì trước đó “ tôi đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh nhưng lãnh đạo từ chối không tiếp báo chí, nếu muốn chúng tôi trả lời bằng văn bản”.

Khi chúng tôi thắc mắc tại sao lại vậy thì ông Tâm tắt máy?!.

Tại sao lãnh đạo tỉnh Đồng Nai từ chối trả lời báo chí? Người dân đợi 20 năm có phải là bình thường? Vụ việc tranh chấp đất của cụ Hơn khiến bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Nai tê liệt không thể xử lý, cố ý “trốn tránh” thì người dân có tin tưởng vào luật pháp được hay không?.

Trong lúc tỉnh Đồng Nai cố “ỉm” thông tin và “phủi” bay trách nhiệm thì hơn 40 hộ gia đinh khác vẫn lấn chiếm đất xây nhà, tạo vườn, làm xưởng, mở cửa hàng buôn bán khu đất mặt ngoài QL51 thuộc khu đất tranh chấp.

Báo Sức Khỏe Cộng Đồng sẽ tiếp tục thông tin!

 

Hà Nội kết luận về nguồn gốc đất sân bay Miếu Môn ở xã Đồng Tâm

UBND TP Hà Nội vừa có thông tin về quá trình thanh tra việc quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

 

Vụ đất Đồng Tâm: Chủ tịch Hà Nội nói ông Lê Đình Kình lợi dụng khiếu kiện để trục lợi

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông đã nhiều lần trực tiếp làm việc với ông Lê Đình Kình và biết được người này có hành động chống đối với mục đích vụ lợi.

 

Người nhà Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội được giao đất trái luật

Dân trí Ông Đỗ Huy Chiến, Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) xác nhận việc thu hồi 2 sổ đỏ và quyết định chấm dứt hiệu lực giao đất với mẹ và chị gái ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội do việc cấp sổ đỏ, giao đất được xác định trái luật.