Dự án gần 10 năm chưa xong: Tập đoàn DOJI ‘chưa biết bò đã lo học chạy’?

Thứ sáu, 07/06/2019, 13:54 PM

Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, tại số 5 Lê Duẩn do Tập đoàn DOJI gần 10 năm chưa xong nhưng doanh nghiệp vẫn được giao dự án khủng Vân Đồn (Quảng Ninh).

du-an-10-nam-chua-xong-tap-doan-doji-chua-biet-bo-lo-chay
Tòa nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, tại số 5 Lê Duẩn của Tập đoàn DOJI gần 1 thập kỷ xây dựng vẫn còn ngổn ngang.

Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (gọi tắt là Tập đoàn DOJI) và Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) được cấp phép xây tòa nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, tại số 5 Lê Duẩn (Tòa nhà DOJI Tower).

Trên trang dojiland.vn dự án được giới thiệu nằm vị trí đắc đị, thiết kế tòa nhà ,ô phỏng viên kim cương, với 6 tầng dưới của tòa nhà theo phong cách tân cổ điển, ngoại thất của tòa nhà được mạ vàng.

Theo giới thiệu đơn vị tư vấn thiết kế Tòa nhà DOJI Tower là Công ty TNHH NKB Archi Việt Nam; Đơn vị thi công là Công ty CP Xây dựng dân dụng công nghiệp PVV; Đơn vị Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Apave Châu Á – Thái Bình Dương.

Theo giới thiệu dự án sẽ bàn giao quý 4 năm 2018. Tuy nhiên đến nay còn ngổn ngang khiến nhiều người đặt nhiều hoài nghi về năng lực của Tập đoàn DOJI.

Ghi nhận của PV, hiện tại công trình này vẫn ngổn ngang như một đại công trường giữa lòng Thủ đô. Bên ngoài dự án được quây tôn kím mít nhưng phía trên cao còn ngổn ngang những hạng mục chưa hoàn thiện. Sắt thép, giàn giáo lơ lửng chót vót trên không trung khiến nhiều người đi đường có cảm giác sợ hãi.

Phía bên dưới tòa nhà, xi măng, vật liệu xây dựng còn chất ngổn ngang. Bên trong không có nhiều công nhân. Quan sát bên ngoài không ai biết đến bao giờ công trình này mới được hoàn thiện đưa vào vận hành.

Một thông tin đáng chú ý, theo lãnh đạo Tổ Quản lý trật tự xây dựng đô thị phường Điện Biên cung cấp cho biết, công trình tòa nhà Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp, tại số 5 Lê Duẩn đã được điều chỉnh giấy phép xây dựng so với giấy phép được cấp lần đầu năm 2010.

Cụ thể, dự án này có đến 3 lần được cấp giấy tờ liên quan đến xây dựng do 3 Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đứng tên, gồm: Giấy phép xây dựng ban đầu được cấp vào năm 2010, giấy phép xây dựng điều chỉnh được cấp năm 2014 và tờ phụ lục bổ sung được cấp năm 2017.

Tổng số tầng của công trình sau 3 lần điều chỉnh là 16 tầng nổi, 3 tầng hầm (19 tầng), trong đó lần cấp phép đầu tiên dự án này chỉ có 9 tầng nổi và 3 tầng hầm.

Dù dự án Tòa nhà DOJI Tower gần 10 năm vẫn còn ngổn ngang thế nhưng bất ngờ khi Tập đoàn DOJI vẫn được UBND tỉnh Quảng Ninh giao quy hoạch "siêu dự án" ở Vân Đồn.

du-an-10-nam-chua-xong-tap-doan-doji-chua-biet-bo-lo-chay
Cảnh ngổn ngang dự án Tòa nhà DOJI Tower.

Dư luận đặt ra câu hỏi về năng lực Tập đoàn DOJI – Một doanh nghiệp nổi tiếng với ngành nghề kinh doanh vàng, bạc đá quý chứ không phải lĩnh vực xây dựng? Liệu DOJI có đủ năng lực tài chính thực hiện dự án tại Vân Đồn?

Trước hàng loạt câu hỏi dư luận về dự án Tập đoàn DOJI, trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM cho rằng, trong vụ Tập đoàn DOJI có hai vấn đề. Thứ nhất, về dự án Tòa nhà DOJI Tower gần 10 năm vẫn còn ngổn ngang, chậm trễ phải làm rõ lý do.

“Lý do chậm trể là gì? Do chính quyền gây khó khăn về thủ tục hay doanh nghiệp cố tình kéo dài? Dự án chậm trễ doanh nghiệp hết vốn, hoặc có thể do hết tiền doanh nghiệp đang chờ đối tác mua lại để bán. Rất nhiều vấn đề đặt ra, vì thế phải làm rõ lý do trậm trễ”, ông Đực cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Đực khi dự án chậm trễ, trách nhiệm chính quyền TP Hà Nội phải làm rõ vì sao doanh nghiệp chậm trễ, làm rõ vướng mắc. “Nếu không vướng mắc thủ tục hành chính, chính quyền không làm khó mà chậm trễ do doanh nghiệp phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” – ông Nguyễn Văn Đực.

Thứ hai, về dự án tại Vân Đồn – Quảng Ninh. Câu hỏi đặt ra Tập đoàn DOJI đang thất bại, kéo dài dự án tại Hà Nội, liệu luật pháp có cấm doanh nghiệp đầu dự án khác không? Luật pháp không cấm.

Tuy nhiên theo ông Đực, Quảng Ninh phải xem xét, Tập đoàn DOJI có đủ năng lực đầu tư hay không? Trước đây đã làm bao nhiêu dự án, kinh nghiệm ra sao? Vốn tự có của doanh nghiệp bao nhiêu...?

“Việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư dự án phải thận trọng trọng, chưa có giấy phép lái ô tô, sao anh đòi lái xe container liệu có được không?”, ông Đực ví von.

Ngày 9/5, UBND tỉnh đã họp, nghe Tập đoàn DOJI báo cáo ý tưởng quy hoạch tỷ lệ 1/500 Dự án Khu đô thị tại phân khu 2 và 3, Khu đô thị Cái Rồng (huyện Vân Đồn).

Ý tưởng quy hoạch phân khu 2 và 3 thuộc Khu đô thị Cái Rồng được UBND tỉnh giao cho Tập đoàn Doji triển khai nghiên cứu trên diện tích gần 200ha.

Theo đề xuất, ý tưởng quy hoạch sẽ chia thành 5 khu với tính chất là nhà ở, khu dịch vụ du lịch kết hợp có đường giao thông kết nối riêng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cảng du thuyền và dịch vụ công cộng…

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, quy hoạch được Tập đoàn Doji đưa ra đảm bảo các nguyên tắc kết nối giao thông theo hiện trạng, đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch…

 

Doji tái khởi động dự án số 5 Lê Duẩn sau nhiều năm 'chết lâm sàng'

Sau nhiều năm chậm tiến độ, mới đây, dự án số 5 Lê Duẩn đã “hồi sinh” cùng với việc thay đổi quy mô, tăng chiều cao công trình khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

 

Ai thay ông Đỗ Minh Phú làm chủ tịch DOJI

Ngày 20/4, Đại hội đồng cổ đông ngân hàng Tiên Phong (TPBank) nhiệm kỳ 2018 - 2023 ông Đỗ Minh Phú tái đắc cử Chủ tịch TPBank. Đồng nghĩa việc ông Phú sẽ thôi chủ tịch DOJI và người thay thế vị trí này đến nay vẫn là ẩn số.

 

Xây tòa nhà 1 thập kỷ chưa xong vẫn được giao làm 'siêu dự án': DOJI quyết im lặng, mặc dư luận hoài nghi?

Xây tòa nhà 19 tầng với chiều cao 63,6m giữa Trung tâm Thủ đô đã gần 1 thập kỷ vẫn chưa xong, khiến nhiều người nghi ngờ về năng lực của Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI khi thực hiện siêu dự án ở Vân Đồn.