Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Chủ đầu tư lên tiếng về khoản vay 98 triệu USD

Thứ hai, 08/07/2019, 13:48 PM

Liên quan dến khoản tiền 98 triệu USD mà Ban Quản lý dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được ủy quyền vay lại, mới đây chủ đầu tư đã chính thức lên tiếng.

du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-khoan-vay-98-trieu-usd-la-nam-trong-tong-muc-dau-tu
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao.

Sáng 8/7, tại phiên họp HĐND TP Hà Nội khóa XV, HĐND TP Hà Nội đã thông qua kế hoạch vay hơn 98 triệu USD (hơn 2.300 tỉ đồng) để vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký văn bản báo cáo HĐND thành phố về khoản vay 98 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng). Các cơ quan Trung ương đã đồng ý ủy quyền cho Ban Quản lý dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông ký kết thỏa thuận cho vay lại phần vốn vay nước ngoài hơn 98 triệu đô la để giải ngân các hạng mục liên quan tới việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Lãi suất mà TP Hà Nội phải trả là 4%/năm, trong trường hợp không trả nợ không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí… bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại, áp dụng cho số ngày quá hạn.

Nợ gốc và nợ lãi được trả theo 6 tháng 1 lần, vào ngày 21/1 và 21/7 hàng năm đối với khoản vay hơn 41 triệu đô la; vào ngày 21/3 và 21/9 hàng năm đối với khoản vay hơn 9,9 triệu đô la và hơn 47 triệu đô la.

Dự án metro Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (trong đó vốn vay ODA Chính phủ Trung Quốc là 419 triệu USD, lãi suất 3% năm; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 133,86 triệu USD). Tuy nhiên sau đó dự án vừa bị chậm tiến độ vừa đội giá lên 891 triệu USD (tăng thêm 250 triệu USD). Dự án được khởi công tháng 10/2011 có tiến độ hoàn thành tháng 6/2015 với, tuy nhiên đến nay dự án đã 8 lần lỡ hẹn nhưng vẫn chưa biết ngày nào có thể đi vào hoạt động chính thức.

Đây là số tiền nằm trong tổng nguồn vốn vay ODA để thực hiện dự án. Trong cơ chế tài chính được duyệt, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án có giá trị hơn 577 triệu đô la. Phần chi phí liên quan trực tiếp đến việc khai thác, vận hành kinh doanh tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hơn 98 triệu đô la.

Được biết, theo quy định của Luật Ngân sách, dự án chỉ được Chính phủ cấp phát kinh phí xây dựng, còn kinh phí vận hành khai thác của dự án tương đương khoảng 98 triệu USD sẽ do thành phố Hà Nội (đơn vị sử dụng) được bố trí nguồn vay để chi trả. Khi dự án đi vào hoạt động, thành phố Hà Nội sẽ bố trí nguồn hàng năm để trả dần cho ngân sách Trung ương.

du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-khoan-vay-98-trieu-usd-la-nam-trong-tong-muc-dau-tu
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011 có tiến độ hoàn thành tháng 6/2015 với, tuy nhiên đến nay dự án đã 8 lần lỡ hẹn nhưng vẫn chưa biết ngày nào có thể đi vào hoạt động chính thức.

“Khoản tiền này vẫn nằm trong tổng mức đầu tư của dự án. Đây là phần kinh phí sử dụng cho các hạng mục như hệ thống kiểm soát vé tự động, hệ thống thiết bị công nghệ bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy, toa xe, đào tạo và chuyển giao công nghệ và một số thiết bị phụ trợ”, đại diện chủ đầu tư cho biết.

Để tiếp nhận khoản vay trên từ dự án, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã báo cáo gửi HĐND thành phố về chủ trương vay cũng như phương án trả nợ khi tiếp nhận khoản tiền trên để vận hành dự án.

Vào ngày 5/7 tại buổi họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018, ông Trần Khánh Hòa - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kiểm toán nhà nước (KTNN), cho biết theo kết quả kiểm toán, Bộ Giao thông Vận tải có tới 27 dự án điều chỉnh, tăng tổng mức đầu tư lớn so với phê duyệt lần đầu. Cụ thể, bộ này đã điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư 122.352 tỉ đồng và 97,27 triệu USD đối với 27 dự án.

Trong đó, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, sau nhiều lần chậm tiến độ chưa thể đưa vào khai thác vận hành, KTNN cho hay Bộ GTVT đã lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.770 tỉ đồng lên 18.001,6 tỉ đồng (tăng 9.231,6 tỉ đồng, tương đương 205,27%) khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét và chỉ đạo xin chủ trương của Quốc hội về việc điều chỉnh dự án đầu tư.

 

'Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu kinh nghiệm vận hành'

Trả lời về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Tổng thầu Trung Quốc xây dựng thì tốt nhưng vận hành thì thiếu kinh nghiệm.

 

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Phía Trung Quốc chưa chuyển tài liệu chứng nhận an toàn

Dự án Cát Linh - Hà Đông chưa được cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chứng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống...

 

Không xin phép Quốc hội, Bộ GTVT tăng gấp đôi vốn đường sắt Cát Linh

Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ GTVT đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc hội.