Dự án môi trường nước chậm tiến độ: Khối lượng xây lắp còn khoảng 15%

Thứ sáu, 24/08/2018, 19:13 PM

Liên quan đến dự án cải thiện môi trường nước gây bất xúc trong dư luận, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh – Giám đốc BQL Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế cho biết, khối lượng công việc của xây lắp còn khoảng 15%. Nếu người dân ủng hộ, công việc sẽ thuận lợi hơn.

du-an-moi-truong-nuoc-cham-tien-do-khoi-luong-xay-lap-con-khoang-15

Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế được gia hạn đến ngày 31/12/2020.

Theo tìm hiểu, hiện nay, dự án đang bước vào giai đoạn cuối, trong đó 3 gói thầu đường ống đạt tiến độ khoảng 80%. Riêng gói xây dựng Nhà máy xử lý nước thải, các trạm bơm cơ bản hoàn thành phần xây dựng và nhà thầu đang tiến hành lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đồng ý kiến nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc gia hạn thời gian hoàn thành của dự án này đến ngày 31/12/2020.

Ông Tuấn Anh cho biết: “Trong thời gian gia hạn, dự án có nhiều công việc như xây lắp, làm công tác nghiệm thu, bảo dưỡng… Trong đó, thời gian chủ yếu phục vụ cho công tác nghiệm thu, quyết toán. Còn xây lắp, chúng tôi phải cố gắng hoàn thành muộn lắm là quý I năm 2019”.

Hiện nay, khối lượng công việc của xây lắp còn khoảng 15%, tập trung vào các hạng mục đấu nối, hạ lưu, các tuyến băng đường. 15% còn lại có tính chất khác hoàn toàn so với các phần việc trước (công việc còn lại chủ yếu là các hạng mục rất khó làm). Có thể kể đến như chiều sâu chôn ống lớn, các điểm giao cắt các tuyến giao thông huyết mạch, cắt ngang các đường đầu cầu…

du-an-moi-truong-nuoc-cham-tien-do-khoi-luong-xay-lap-con-khoang-15

Gần 2 năm qua, người dân TP. Huế (Thừa Thiên Huế) đã chịu nhiều hậu quả mà dự án cải thiện môi trường nước gây ra.

“Hiện nay, có một số vị trí chúng tôi đã điều chỉnh phương án thực hiện. Ví dụ, đường Phan Chu Trinh có chiều sâu chôn từ 5-7 mét. Do đó, chúng tôi xin chính quyền thành phố điều chỉnh lại việc tổ chức giao thông trên các tuyến này, xin cấm các phương tiện ô tô trong một thời gian nhất định để tạo mặt bằng thi công. Đây là giải pháp đang mang lại hiệu quả cho công trình”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Ngoài ra, BQL cũng chủ động từ ban đầu, trao đổi bàn bạc với chính quyền địa phương và người dân các thông tin thông báo về kế hoạch triển khai, phương án tiến độ các hạng mục… Thời gian sắp tới, BQL cố gắng đôn đúc nhà thầu thực hiện các công việc còn lại.

du-an-moi-truong-nuoc-cham-tien-do-khoi-luong-xay-lap-con-khoang-15

Người dân đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến giao thông đô thị.

Được biết, dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế nhằm cải tạo nguồn nước trên địa bàn thành phố khỏi nguy cơ bị đe dọa ô nhiễm, tránh ngập úng cục bộ, tăng chất lượng nước của sông Hương.

Dự án này do Cty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư và được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với lãi suất chỉ 0,5%. Kinh phí là 24 tỷ Yên, trong đó 20,8 tỷ Yên là của Chính phủ Nhật Bản, phần còn lại Trung ương cam kết thông qua Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính chi trả.

du-an-moi-truong-nuoc-cham-tien-do-khoi-luong-xay-lap-con-khoang-15

Phần xây lắp sẽ được cố gắng hoàn thành muộn lắm là quý I năm 2019.

Gần 2 năm qua, người dân TP. Huế (Thừa Thiên Huế) đã chịu nhiều hậu quả mà dự án cải thiện môi trường nước gây ra như đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán…

Ông Tuấn Anh cho biết thêm: “Bây giờ người dân nên thông cảm thôi và chúng tôi cũng kêu gọi sự chia sẻ từ cộng đồng. Chúng tôi có đội ngũ tư vấn từ nước ngoài, họ xác định việc thực hiện có những tác động nhất định đến người dân. Nhưng giả sử, nếu người dân ủng hộ được thì công việc thuận lợi. Thực ra, chúng tôi gặp quá nhiều vị trí mà người dân không ủng hộ, không cho triển khai nên rất mất thời gian”.

du-an-moi-truong-nuoc-cham-tien-do-khoi-luong-xay-lap-con-khoang-15

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh – Giám đốc BQL Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế chia sẻ về những khó khăn trong thời gian tới.

Thời gian qua, Ban Quản lý dự án cũng đã tăng cường phạt tại chỗ đối với những nhà thầu vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng (trung bình 10-15 triệu/lần phạt). Ngoài ra, Công an TP. Huế cũng đã xử phạt 63 trường hợp với số tiền hơn 180 triệu đồng đối với các nhà thầu, chủ yếu ở các lỗi: Không bố trí biển báo, rào chắn; không đảm bảo vệ sinh môi trường... 

 

 

Thành phố Huế như ‘đại công trường’ vì dự án nước

TP Huế giờ nhìn đâu cũng bắt gặp những con đường ngổn ngang như “đại công trường” và sẵn sàng giăng bẫy người tham gia giao thông. Đó hậu quả mà dự án cải thiện môi trường nước đã gây ra.