Dự Luật phòng chống tác hại rượu bia: Đừng vội đặt vấn đề có lợi ích nhóm

Thứ bảy, 01/06/2019, 05:34 AM

Đó là quan điểm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng liên quan tới câu hỏi của báo chí về Dự luật Phòng, chống tác hại rượu bia trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5.

bo-truong-mai-tien-dung-dung-voi-dat-van-de-co-loi-ich-nhom-trong-xay-dung-the-che
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 "nóng" lên với câu hỏi về việc có hay không lợi ích nhóm trong Dự luật Phòng, chống tác hại rượu bia. Ảnh minh họa

Chiều 31/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã thông tin và trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến các vấn đề dư luận quan tâm.

Tại cuộc họp báo, phóng viên đặt câu hỏi Dự luật Phòng, chống tác hại rượu bia, tuy nhiên, dự thảo đưa ra lần này so với dự thảo lần trước đã bị lược bỏ đi nhiều quy định nhằm quản lý rượu bia; liệu có vấn đề những lợi ích nhóm tham gia vào việc này không?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đây là vấn đề xã hội rất quan tâm.

Theo Bộ trưởng, khi dự thảo luật Phòng, chống tác hại rượu bia trình Quốc hội, Thủ tướng đều có chỉ đạo rất kỹ lưỡng, yêu cầu đánh giá tác động kỹ càng.

Ông khẳng định dự luật này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều hậu quả nghiêm trọng do lạm dụng rượu bia gây ra, điển hình là các vụ tai nạn giao thông.

Lý giải việc dự luật đưa ra ngoài nhiều quy định nhằm quản lý rượu, bia như cấm bán rượu, bia trên internet, ông Dũng cho rằng cần nhìn nhận khách quan. Theo đó, phải thấy được xu hướng thương mại điện tử của thế giới như thế nào.

“Đưa ra quy định phải có tính khả thi để thực hiện, việc có thể tác động đến cuộc sống thì phải lường trước được vấn đề”, Bộ trưởng nói.

Đặc biệt, người phát ngôn Chính phủ cho rằng đừng vội đặt vấn đề có lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế, vì phải quan tâm thông tin hai chiều.

bo-truong-mai-tien-dung-dung-voi-dat-van-de-co-loi-ich-nhom-trong-xay-dung-the-che
Bộ trưởng - Chủ nhiệm VP Chính phủ Mai Tiến Dũng - Người phát ngôn Chính phủ cho rằng đừng vội đặt vấn đề có lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế, vì phải quan tâm thông tin hai chiều. Ảnh Hoàng Lực.

Trước đó, ngày 23/5 trong khuôn khổ làm việc của Kỳ họp thứ 7. Quốc hội nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

Tuy nhiên theo ý kiến của đại biểu, dự Luật phòng chống tác hại rượu bia 'yếu dần' sau mỗi lần chỉnh sửa. Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên) cho rằng, dự thảo trình ở kỳ họp thứ 6 có phần toàn diện hơn dự thảo lần này.

“Tôi không hiểu vì sao, sau nhiều hội thảo lấy ý kiến, dự luật đã mất đi tinh thần cứng rắn của các điều khoản liên quan đến biện pháp phòng chống tác hại rượu bia. Các căn cứ, cơ sở xây dựng luật dần xa rời với tình hình thực tiễn, các điều khoản, chế tài có tính răn đe, ngăn ngừa tác hại của rượu bia cứ yếu dần đi.

Mục tiêu cuối cùng của dự luật là phòng chống tác hại rượu bia nhưng những giải pháp mang tính ngăn chặn như quy định về cấm quảng cáo, bán rượu bia trên Internet, hạn chế quảng cáo rượu bia trên báo in... để không phổ biến loại đồ uống này đã bị đưa ra khỏi dự thảo. Thay vào đó, tôi thấy lại bổ sung quy định cho phép quảng cáo rượu bia trên truyền hình.

Với cách tiếp cận bảo vệ các nhóm quyền trẻ em có liên quan đến luật này, tôi thấy rất lo lắng”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền chia sẻ với báo giới.

Theo đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, khó có cơ sở để nói ai đã được "lobby" nhưng bà cũng nhận được không ít thông tin phản ánh có hiện tượng một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu bia can thiệp ít nhiều trong quá trình soạn thảo. Nếu có, đây là điều đáng tiếc bởi đi ngược với nhu cầu bức thiết của người dân trong tình hình rượu bia đã gây ra quá nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

“Xây dựng pháp luật phải mang tính khách quan, đảm bảo quyền lợi cho tất cả đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật này. Đặc biệt, những nhóm chính sách tác động trực tiếp đến nhóm yếu thế như trẻ em, phụ nữ thì việc lobby cho những lợi ích về lợi nhuận kinh tế là điều cần cân nhắc”, đại biểu Hiền nói.

bo-truong-mai-tien-dung-dung-voi-dat-van-de-co-loi-ich-nhom-trong-xay-dung-the-che
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền. Ảnh: Võ Hải/VNE

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thiệt hại kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3 đến 12% GDP của mỗi quốc gia. Giả sử tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất thế giới là 1,3 GDP thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Chưa kể, rượu, bia cũng là thủ phạm hàng đầu gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, do vậy, việc hạn chế tính sẵn có của rượu bia, hạn chế quảng cáo rượu, bia và quản lý bình đẳng giữa rượu và bia là 3 vấn đề lớn cần phải được thể hiện rõ và mạnh trong Dự thảo Luật PCTHCRB.

Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, vì lợi ích của hơn 90 triệu người Việt, Ban soạn thảo đề xuất nên quy định thời gian bán rượu, bia; giữ nguyên việc quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại với cả rượu và bia.

Theo bà Trang, hiện nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên quản lý quảng cáo rượu mà không tiến hành quản lý việc quảng cáo bia. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi việc quản lý đối với quảng cáo cả rượu và bia là cần thiết do cả bia và rượu đều chứa cồn gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết cơ quan cơ thể.

 

Vợ mắc tội rửa tiền nêu tiêu tiền chồng đưa cho không rõ nguồn gốc

TAND Tối cao vừa công bố Nghị quyết 03/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn thi hành điều 324 về tội Rửa tiền trong Bộ luật Hình sự 2015.

 

Gà nướng Bằng Tường - Trung Quốc: Ham của lạ, người Việt ăn đồ thải loại

Được người bán giới thiệu gà nướng Bằng Tường (Trung Quốc) nhưng có giá siêu rẻ chỉ khoảng 160.000-180.000 đồng/2 con gà đang gây sốt trên mạng.

 

Dịch tả lợn châu Phi: Vì sao vào cuộc sớm nhưng hậu quả vẫn nghiêm trọng?

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhiều lần nhấn mạnh dịch tả lợn châu Phi hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử.