Dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm: Tạm dừng nhưng sẽ thông qua?

Thứ năm, 14/03/2019, 06:34 AM

Những lo lắng của ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc chia sẻ tại hội nghị góp ý dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm diễn ra ở Phú Quốc, Kiên Giang cũng chính là lo lắng của hộ gia đình, doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống.

du-thao-tieu-chuan-san-xuat-nuoc-mam-tam-dung-nhung-se-thong-qua
Những lo lắng của ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc chia sẻ tại hội nghị góp ý dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm diễn ra ở Phú Quốc, Kiên Giang cũng chính là lo lắng của hộ gia đình, doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống. Ảnh minh họa

Tại buổi giao ban báo chí diễn ra sáng 12/3, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết lãnh đạo Bộ đã đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tạm dừng thẩm định dự thảo tiêu chuẩn TCVN 12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ NN&PTNT soạn thảo.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết có ba nguyên tắc trong việc xây dựng bộ quy phạm thực hành sản xuất nước mắm. Một là phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta tại thời điểm này. Hai là phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuận của các thành phần liên quan trong xã hội. Đây là nguyên tắc không phải ngoại lệ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Ba là phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

Với dự thảo TCVN 12607:2019, khi dự thảo chuyển sang Bộ KH&CN thẩm định, công bố thì nhận được nhiều ý kiến trái chiều của nhiều tổ chức, cá nhân và giới báo chí. “Đối chiếu các nguyên tắc trên thì thấy chưa đảm bảo nên Bộ tạm dừng thẩm định để tiếp tục xin ý kiến các tổ chức, hiệp hội. Mục đích để khi ban hành bộ tiêu chuẩn phải đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến sản xuất của các đơn vị sản xuất nước mắm” - Thứ trưởng Tạc thông tin.

Cũng theo vị thứ trưởng Bộ KH&CN, theo nguyên tắc, khi xây dựng một bộ TCVN thường căn cứ vào các tiêu chuẩn của nước ngoài và căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam. Sau khi các bộ, ngành xây dựng xong thì chuyển sang Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thẩm định, sau đó Bộ KH&CN sẽ ký quyết định công bố bộ tiêu chuẩn đó.

du-thao-tieu-chuan-san-xuat-nuoc-mam-tam-dung-nhung-se-thong-qua
Nhiều lo lắng dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm chỉ tạm dừng nhưng sẽ vẫn được thông qua?Ảnh minh họa

Cũng tại cuộc giao ban báo chí này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết sẽ cùng Bộ KH&CN tiếp thu ý kiến của các cá nhân, tổ chức và tổ chức đối thoại với các bên liên quan. Qua đó để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn TCVN 12607:2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm một cách tốt nhất.

Thông tin dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm tạm dừng công bố khiến Hội Nước mắm Phú Quốc, hộ gia đình, cơ sở làm nước mắm truyền thống vui mừng. Tuy nhiên việc dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm chỉ tạm dừng chưa công bố, có nghĩa vẫn sẽ đưa ra một tiêu chuẩn sản xuất nước mắm chung

Trao đổi với phóng viên, TS. Trần Thị Dung - Chuyên gia nước mắm cho rằng, nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp có phương thức sản xuất khác nhau nên không thể dùng một bộ tiêu chuẩn chung. "Dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm hiện nay chỉ áp dụng cho nước mắm công nghiệp, còn nước mắm truyền thống phải có một bộ tiêu chuẩn riêng, không thể đánh đồng nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống", TS. Dung cho biết.

Tại hội nghị góp ý dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm Chuyên gia Vũ Thế Thành nhấn mạnh cần có khái niệm rõ ràng, rành mạch về nước mắm (còn gọi là nước mắm truyền thống) và nước mắm công nghiệp.

Trong khi đó ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Kiên Giang mặc dù đã có chỉ đạo tạm dừng thẩm định dự thảo, ông Hưng nhận định nó sẽ được thông qua trong thời gian tới. Vấn đề là những nhà sản xuất nước mắm truyền thống nên có những góp ý để quy định khi được ban hành phù hợp thực tế, để làm sao nghề sản xuất nước mắm được lưu giữ, bảo tồn và phát triển một cách bền vững và lâu dài.

"Chứ không phải là 2-3 năm trước đã 'bị' thạch tín (asen), 2-3 năm nay bị vướng cái này, 2-3 năm tới lại vướng cái khác thì người sản xuất không yên tâm khi đầu tư vào đây", ông Hưng tỏ ra ngao ngán.

Đưa ra bản chứng nhận của Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, ông Hưng cho rằng đó là tài sản quý báu, là công sức, là gian khó của các nhà sản xuất nước mắm, các bộ ngành. Để được chỉ dẫn này, nước mắm Phú Quốc đã vượt qua nhiều tiêu chuẩn, qui chuẩn rất khắt khe.

"Thử hỏi nếu nước mắm truyền thống mất đi thì giá trị của giấy chứng nhận này có còn giá trị nữa hay không? Mà giá trị này không chỉ riêng của Phú Quốc, mà là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý", ông Hưng nhấn mạnh.

 

Vì sao Masan Phú Quốc ủng hộ dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm?

Trong khi các cơ sở nước mắm truyền thống Phú Quốc không nhất trí với nội dung trong dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm thì Masan Phú Quốc lại ủng hộ dự thảo này.

 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Nước mắm pha chế từ nước mắm truyền thống thêm hương liệu, đóng gói là nước mắm giả

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, nếu nước mắm được pha chế từ nước mắm truyền thống thêm hương liệu, chất tạo vị, tạo màu về đóng gói…Là nước mắm giả phải bị trừng trị trước pháp luật.

 

Thủ tướng: Công nghiệp ô tô hướng đến xuất khẩu

Thủ tướng yêu cầu ngành công nghiệp ô tô cần chú ý việc mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu. Trong sản xuất, cần quan tâm bảo vệ môi trường.