Ai thay ông Đỗ Minh Phú làm chủ tịch DOJI

Thứ bảy, 21/04/2018, 05:48 AM

Ngày 20/4, Đại hội đồng cổ đông ngân hàng Tiên Phong (TPBank) nhiệm kỳ 2018 - 2023 ông Đỗ Minh Phú tái đắc cử Chủ tịch TPBank. Đồng nghĩa việc ông Phú sẽ thôi chủ tịch DOJI và người thay thế vị trí này đến nay vẫn là ẩn số.

ai-thay-ong-do-minh-phu-lam-chu-tich-doji
Ban lãnh đạo của Ngân hàng Tiên Phong nhiệm kỳ mới. (Nguồn: TPBank)

Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung vừa được Quốc hội thông qua trong đó có nhiều điều khoản, quy định nhằm hạn chế sở hữu chéo sẽ có hiệu lực từ 15/1/2018

Theo đó quy định của Luật sửa đổi, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng.

 Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

ai-thay-ong-do-minh-phu-lam-chu-tich-doji
Ông Đỗ Minh Phú sẽ thôi làm chủ tịch DOJI sau Đại hội cổ đông năm 2018 của TPBank .

Từ quy định này rất nhiều doanh nhân đang cùng lúc nắm giữ cùng lúc hai chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của các ngân hàng đồng thời chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản trị của rất nhiều doanh nghiệp khác.

Điển hình như  ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc đá quý DOJI kiêm Chủ tịch Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).

Trước thời điểm TPBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông, ông Đỗ Minh Phú cho biết sẽ lựa chọn tiếp tục làm Chủ tịch TPBank và thôi vị trí này tại DOJI.

Lý giải về quyết định này, ông Phú cho biết DOJI dù sao đã có một quá trình chuẩn bị đủ dài. DOJI có những thế hệ kế cận có thể đảm đương vị trí Chủ tịch HĐQT.

Trở lại với Đại hội đồng cổ đông của TPBank diễn ra vừa qua ông Đỗ Minh Phú tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị TPBank với 28 phiếu bầu, tương ứng với 100% số phiếu bầu hợp lệ và 155,370% tỷ lệ tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo nguyên tắc bầu dồn phiếu.

Năm 2018, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 2.200 tỷ đồng, tăng trưởng 82% so với 2017; dư nợ cho vay khách hàng là 85.555 tỷ đồng, tăng tới 20%, trong đó, cho vay khách hàng đạt 74.621 tỷ đồng, tăng 16,5% so với 2017.

Thu nhập của TPBank hiện đang phụ thuộc lớn vào mảng tín dụng với tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động lên đến gần 88%, thuộc hàng cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng ở mức khiêm tốn là 12,11%. Trong khi đó, hệ số NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) và hệ số NON-NIM (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên) của TPBank chỉ là 2,96% và 0,41% là tương đối thấp.

Ngân hàng dự kiến tăng vốn lên 8.567 tỷ đồng, trong đó gồm tăng vốn từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 15%. Sau đó là chia cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu tỷ lệ 8,37% và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%.

Tiếp tục giữ ghế Chủ tịch TPBank, một trong vấn đề ông Phú cần giải quyết là làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan đến khoản tiền vay 1.666,8 tỉ đồng hội đồng tín dụng TPBank trực tiếp xét duyệt tín dụng, chấp nhận cho Phạm Công Danh vay dẫn đến thất thoát cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) hơn 1.740 tỉ đồng (tính cả lãi suất).tỷ đồng được 

Trong cáo trạng vụ án nêu rõ hội đồng tín dụng TPBank trực tiếp xét duyệt tín dụng, chấp nhận cho Phạm Công Danh vay tiền gây thiệt hại cho VNCB 1.700 tỉ đồng. Đương nhiên hồ sơ nêu rõ hội đồng tín dụng phê duyệt, hội đồng có cả cấp cao nhất của ngân hàng phê duyệt.

Quyết định phê duyệt hay không phê duyệt một khoản tín dụng lên đến hơn nghìn tỷ đồng thì không riêng gì TPBank mà bất kể ngân hàng nào không thể là cán bộ hội sở, khối, chi nhánh phê duyệt. Do đó có trách nhiệm của cả hội đồng khi phê duyệt.

 

Ông Đỗ Minh Phú: ‘Vốn hóa TPBank sẽ tăng lên ít nhất 1 tỷ USD sau niêm yết’

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị TPBank, nhận định mức vốn hóa thị trường của ngân hàng này sẽ tăng lên ít nhất 1 tỷ USD trong quý IV/2018 sau khi niêm yết.