Ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo: Đừng biến trường học thành nơi kinh doanh sách

Thứ ba, 08/09/2020, 09:48 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh thành phố nghiêm cấm nhà trường ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh thành phố nghiêm cấm nhà trường ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh thành phố nghiêm cấm nhà trường ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo.

Bộ GD&ĐT mới có văn bản gửi Giám đốc các Sở GD&ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện việc trang bị sách giáo khoa theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021. Việc trang bị tài liệu tham khảo phải thực hiện đúng Quy định về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Điều lệ trường học.

"Tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc", lãnh đạo Bộ GD&ĐT nêu rõ trong văn bản. "Các cơ sơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn".

Trước đó dư luận xôn xao việc học sinh lớp 1 phải “cõng” tới 23 đầu sách. Trong danh sách hơn 23 đầu sách, vở bài tập cho trẻ vào lớp 1, các cuốn sách giáo khoa môn Toán, Tiếng Việt (tập 1, tập 2), Đạo đức, Tự nhiên Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống), sách Tiếng Anh I-learn smart start; còn lại là vở bài tập các môn, sách tham khảo và bộ thực hành.

Phụ huynh trên cho rằng, năm nay học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới, một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa nên phụ huynh không dám mua sách ngoài thị trường vì sợ sẽ không đủ cho con học hoặc không trùng với sách mà trường dạy nên đăng ký mua sách tại trường. Với những người lao động thu nhập thấp, đây là khoản tiền không nhỏ đầu năm khi phải lo tiền đồng phục, giày dép, dụng cụ học tập, bán trú cho con.

GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - thì cho rằng, để giảm thiểu nỗi lo đối với gia đình khó khăn trong việc mua sắm sách đầu năm học cho con, các nhà trường cần đẩy mạnh phong trào tặng sách, xây dựng “thư viện sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị giáo dục dùng chung”. Học sinh chỉ cần mua vài cuốn bắt buộc, còn lại sách tham khảo, đồ dùng có thể mượn ở thư viện. Nếu làm được như vậy hằng năm sẽ tiết kiệm số tiền lớn chi cho việc mua sách như hiện nay.

Bài liên quan