F-35 bị tóm sống, hiện rõ trên màn hình radar S-400

Thứ sáu, 07/06/2019, 16:10 PM

Lực lượng phòng thủ Nga tại Hmeymim tuyên bố, hệ thống S-400 tại căn cứ này vừa phát hiện toàn bộ hành trình bay của chiếc F-35 Anh.

f35-anh-hien-ro-tren-man-hinh-radar-s400_71434281.jpg
Hệ thống S-400 và tiêm kích F-35.

Nguồn tin cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35 cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.

Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.

Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.

Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.

Hiện phòng không Nga không tiết lộ thời điểm diễn ra chuyến bay cũng như Anh chưa có bất cứ tuyên bố nào trước thông tin nói trên.

Nói về khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của S-400, chuyên gia Michael Kofman trên tờ báo The National Interest cho rằng, các tổ hợp phòng không của Nga sản xuất như S-300, S-400 có thể phát hiện và theo dõi tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ.

Phòng không Nga có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản.

"Nga dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu họ có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng", ông Kofman nói.

Ông giải thích rằng, các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.

Đại diện Không quân và Hải quân Mỹ đã cho biết rằng, khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar.

Cũng theo chuyên gia này, hệ thống radar với bước sóng dài cỡ mét có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn nhiều so với radar thường (sử dụng bước sóng cỡ cm). Tuy nhiên vấn đề hiện nay là giải quyết vấn đề phát hiện và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.

Đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa giải quyết hết vấn đề nhưng theo thời gian Moscow sẽ tìm ra câu trả lời về vấn đề diệt mục tiêu tàng hình. Nhưng đến khi đó, có thể những công nghệ hơn cả tàng hình đã xuất hiện, chuyên gia Michael Kofman nhận định.

 

Nhật Bản 'bất lực' dừng tìm kiếm tiêm kích F-35A gặp nạn dù có Mỹ hỗ trợ

Hôm 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thông báo nước này đã cho dừng tìm kiếm tiêm kích F-35A gặp nạn trên Thái Bình Dương hồi tháng Tư.

 

Chính trường Mỹ 'sôi sục' kế đảo chiều thương vụ khí tài với Trung Đông

Các nhà lập pháp Mỹ đang tìm cách ngăn chính quyền của Tổng thống Trump bán vũ khí cho Saudi Arabia, UAE và Jordan.

 

Quân đội Nga công bố video thử nghiệm tên lửa mới

Kênh truyền hình Quốc phòng Nga "Zvezda - Ngôi sao" ngày 4/6 đã công bố một video về vụ phóng thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa mới.

Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-bi-tom-song-hien-ro-tren-man-hinh-radar-s-400-3381499/